Page 169 of 471 FirstFirst ... 69119159165166167168169170171172173179219269 ... LastLast
Results 1,681 to 1,690 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1681
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Yêu Của Lính - Hoàng Oanh



  2. #1682
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PLEI-KU, PHỐ NÚI MỜ SƯƠNG.

    - Cảm tác từ bài viết về Plei-Ku,
    của nhà thơ VƠ Ư-


    Anh chưa lần đến Plei-Ku.
    Để chia giá lạnh tù mù với em.
    Nắng cao nguyên có dịu êm.
    Đâu như rát buốt da mềm quê anh.


    Biển Hồ đôi mắt biếc xanh.
    Hàm Rồng mây trắng phủ quanh điệp trùng.
    Suối sâu con cá vẫy vùng.
    Gùi tre vác cả núi rừng Tây Nguyên.


    Anh ngồi trên đất tam biên.
    Tiếng gà gáy sáng ba miền lắng nghe.
    Đón ḍng suối mát Plei-Me.
    Ngọt bùi nước mắt bạn bè bỏ quên.


    Anh về với phố một đêm.
    Vui bên ánh sáng nhạc nền xanh trong.
    Mai vào rừng núi Chư-Prông.
    Biết c̣n thấy được má hồng môi em?


    Uống ly cà-phê Dinh Điền.
    Ngắm hoa trắng nở bên triền lũng cao.
    Mùi hương quyến rũ em trao.
    Đáy t́nh lắng đọng mắt cao nguyên buồn.


    Plei-Ku, phố núi mờ sương.
    Đất ba-zan đỏ bụi vương gót giầy.
    Lỡ yêu rừng núi śnh lầy.
    Giăng tay phố đứng chờ ai mơi ṃn.


    Cao nguyên đá sỏi u buồn.
    Đi qua lộ bảy oan hồn tiếc thương.
    Cao cao phố núi dổi hờn.
    Anh, người lữ khách lỡ đường một đêm.
    Biên Ḥa, ngày 21/3/2013.


    luando11251@yahoo.co m.vn

  3. #1683
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Nghe lời Anh Nguyễn Mạnh Quốc tính viết về Nha Trang , t́nh cờ trên một Diễn đàn Quốc Nội , viết về Sài G̣n trước 1975 , thấy 5 clip hay quá , Tôi Post lên để các Anh Chị Em thưởng thức nhớ về Sài G̣n Thuở ấy :














    I SÀI G̉N 1967 -1968










    II -Những ngày cuối cùng trước khi Sài G̣n bị đổi tên.

    SÀIG̉N NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA 30/04/1975 CUỘC SỐNG VẪN NHỘN NHỊP B̀NH THƯỜNG






    III-


    T́nh cờ ghé vào trang này, thấy nhiều h́nh ảnh trước 1975 tại miền nam, làm tôi thức suốt đêm để xem. Tôi sinh ra tại Sài G̣n và lớn lên tại đây, xa Sài G̣n hơn 30 năm, chưa 1 lần quay trở lại. Sống tại nước ngoài tôi vẫn nhớ quê hương, tôi t́nh nguyện đi dạy Việt ngữ cho trẻ em người Việt ở đây để giúp các em không quên tiếng Việt, và kể cho các em nghe chuyện những vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam. Tôi t́nh nguyện may y phục truyền thống của dân tộc Việt cho các em tŕnh diễn các màn vũ hay các hoạt cảnh về lịch sử Việt Nam. Tôi cũng giúp ít nhiều tài chánh trong những công việc từ thiện tại Việt Nam. Nhưng tại sao tôi chưa 1 lần về thăm quê hương?. Có lẽ tôi cũng giống như 1 chị trên diễn đàn này nói rằng chị ấy không c̣n dám đi lại con đường có ngôi nhà của chị trước 1975. Tôi đă thức suốt đêm để xem những h́nh ảnh của Sài G̣n thuở trước, và tôi đă khóc!...phải chi thời đó không có chiến tranh th́ người Việt hạnh phúc và may mắn biết bao....!

    Xin chân thành cám ơn tất cả các bạn đă có công post những tấm h́nh đầy giá trị này. Xin gởi tặng các bạn nhạc phẫm "Em Sài G̣n" để cùng nhớ lại Sài G̣n 1 thời hoa mộng ngày xưa

    Ivy12

    Mỹ Quốc






    IV Nhạc phẫm "Sài G̣n nhớ Sài G̣n thương" với nhiều h́nh ảnh của Sài G̣n vào năm 1961







    V Sài G̣n trước 1975 "ḥn ngọc viễn đông"




    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 24-03-2013 at 06:37 AM.

  4. #1684
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Nha Trang Thuở Ấy















    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 24-03-2013 at 10:45 AM.

  5. #1685
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Bộ Tem Việt Nam (1951 - 1975)




    Ngày 06/09/1964 phát hành bộ tem "Băi biển Hà Tiên"



    Ngày 02/12/1964 phát hành bộ tem "Danh lam thắng cảnh"





    Ngày 01/11/1964 phát hành bộ tem "Kỷ niệm ngày Đảo chính 01/11/1963"

  6. #1686
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Pleiku Thuở Ấy - Thái Dương Nguyễn Đ́nh Xanh

    Thái Dương NGUYỄN Đ̀NH XANH - Một Người Như Mọi Người!
    William S Reeder

    Tôi c̣n nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nh́ của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương tŕnh rút quân Mỹ theo kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đă được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đă được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nh́n lại, phải công nhận chương tŕnh Việt Nam hóa ngày ấy đă đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đă giảm hẳn, và h́nh thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đă không c̣n hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đă không kéo dài..

    Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ băo chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt tấn công mà người Mỹ quen gọi là “Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972″ (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lănh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lănh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài G̣n, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đă thất bại trước sức chiến đấu mănh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận t́nh của những đơn vị Hoa Kỳ c̣n đồn trú tại đây.

    [1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]

    Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài g̣n, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây – giống như Việt Minh đă thực hiện, và đă thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đă thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đă không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đă bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.

    Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Đ́nh Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, th́ là Nguyễn Đ́nh Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Đ́nh Xanh th́ bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.

    Hôm đó là ngày 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hăm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và t́nh h́nh thật bi đát. Sau nhiều ṿng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, v́ thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đă chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung với tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà c̣n là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đă trở thành người hùng thiên cổ!

    Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Kleng, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đă vượt qua 20 hàng rào pḥng thủ, và bộ đội Bắc Việt đă chiếm gần hết căn cứ.

    Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Kleng, tôi nh́n xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn pḥng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đă kịp thời phóng ghế thoát hiểm v́ tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Kleng để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba th́ bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết t́nh h́nh ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đă vô cùng phẫn nộ v́ đă không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của ḿnh.

    Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đă vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt th́ tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú c̣n sống sót đă rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.

    Sau khi cất cánh khỏi phi trường Kontum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đă gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa th́ đă hết sạch.

    Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het th́ súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi th́ bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu th́ hỏa lực pḥng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc.. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim – dù bị thương nặng – t́m cách thoát ra khỏi phi cơ.

    Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi th́ bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngày trước khi bị bắt.

    * * *

    Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một t́nh trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đă khô lại thành một khối cứng ngắt. Đă ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không c̣n khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đă đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần.. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đă bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đă được một trận cười khoái trá.

    Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng th́ cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lănh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đă được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đă lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đă trở nên bầy hầy, giống như hai cái hamburger c̣n sống.

    Trại giam này là một điển h́nh của những trại mà nhiều người đă từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông – là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người.. Nếu rớt xuống đó, không chết v́ bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu th́ bạn cũng sẽ chết v́ bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay v́ những vết thương th́ cũng chết từ từ v́ bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái “cầu” này để vào trại.

    Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ – gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. T́nh trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi v́ chân chúng tôi đă bị cùm vào những cái cùm gỗ. V́ xương lưng bị gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. V́ hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn c̣n ghét chuột!

    Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bă trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đă tự phóng uế ra quần khi đang c̣n bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.

    “Nhà vệ sinh” này thực ra chỉ là vài cái hố xí để bạn phóng uế xuống. “Vấn đề” là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đă không thể nín trên đường tới hố xí, nên đă đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, th́ được đặt trên những cái vơng gần các hố xí. Khi có “nhu cầu”, người nào c̣n đủ sức th́ ráng xuống khỏi vơng để tới hố, người nào kiệt sức th́ đành nằm trên vơng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là “nhà vệ sinh” ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân c̣n tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không có bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.

    Theo kư ức của tôi th́ nước uống không có “vấn đề”. Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đă được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực th́ có “vấn đề”.. Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được “chiêu đăi” bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây “yucca” ở châu Mỹ La-tinh.. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đă sút mất hơn 20 kư-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không được cạo râu.

    Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đă được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh c̣n trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.

    Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.

    * * *

    Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Kleng. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!

    Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đ́nh gửi. Ông ta cho biết cuộc hành tŕnh có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, v́ thế chúng tôi phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi “phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi”, tôi đă chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.

    Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành tŕnh. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không c̣n bị trói nữa, v́ bước đi c̣n không đủ sức nói ǵ tới chạy trốn. Tôi rất đuối, v́ thiếu dinh dưỡng, v́ đủ thứ bệnh không tên, và v́ những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đă làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành tŕnh. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà c̣n gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.

    Trung-úy Xanh cũng ở trong t́nh trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát.. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh th́ trong bất cứ t́nh huống nào, sự thể cũng trái ngược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. C̣n muốn chết th́ dễ quá. Cứ việc b́nh thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đă làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đă không chịu ḅ dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành tŕnh nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ c̣n gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đă mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành tŕnh kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đă bỏ mạng.

    Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành tŕnh gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường ṃn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đă kề bên. Cái chân bị thương đă sưng phù lên gấp đôi b́nh thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.

    Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, lại c̣n bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số kư sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành tŕnh trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân h́nh đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong t́nh trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực c̣n lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống b́nh thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon lắm. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những ǵ chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy tŕ đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống c̣n, và kể cả khi t́nh h́nh trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những ǵ anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. V́ thế, cho dù t́nh h́nh càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đă chết, nếu như không có Xanh.

    Mỗi ngày, tôi đă phải sử dụng toàn bộ ư chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết ḿnh trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường ṃn dài vô tận. Tôi đă không c̣n đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một b́nh minh nữa mà Thượng Đế đă ban cho.

    Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đă phấn đấu hết ḿnh. Tôi lảo đảo muốn ngă xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực.. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực c̣n sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngă gục, tôi ḅ dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại ngă gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những ǵ c̣n lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn.. Nhưng rồi tôi lại ngă gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ư chí của tôi vẫn c̣n, nhưng cơ thể đă hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nh́n xuống, ra lệnh cho tôi ḅ dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!

    Nhưng Xanh đă tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nh́n tôi.. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậy, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm ṿng lấy cổ anh, hai cổ tay gh́ chặt, và với tư thế ấy, anh đă kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày.. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đă bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành tŕnh ngày hôm đó.

    * * *

    Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ư chí để bước đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây “cầu” bằng một thân cây lớn bắc ngang một ḍng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không c̣n sức lực mà cũng chẳng c̣n một chút ư thức ǵ về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đă hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành tŕnh, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng v0o người và lôi cổ họ đi. Nh́n bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết ḿnh sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cơi đời này nữa!

    Bởi v́, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đă chết. Thế nhưng không hiểu v́ nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu b́nh phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đă có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đă ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành tŕnh. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm công việc áp giải.

    Cuộc hành tŕnh cũng gian khổ như những đoạn đường đă qua, nhưng với tôi, những ǵ kinh hoàng nhất đă được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi c̣n có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nh́n của tên vệ binh đi phía sau, tôi đă bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đă mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đă không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lănh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đă trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới “khách sạn Hilton – Hà Nội” lừng danh (tức nhà tù Hỏa Ḷ), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.

    * * *

    Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đă đi t́m hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đă t́m gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết ǵ. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức t́m kiếm, để rồi lại bị thất vọng.

    Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc t́m kiếm tin tức về Trung-úy Xanh.. Lúc đầu, không có kết quả ǵ cả. Về sau th́ có tin đồn nói rằng sau khi Sài G̣n thất thủ, Xanh đă bị cộng sản bắt lại và có lẽ đă chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những ǵ đă xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đ́nh anh.

    Trong những năm gần đây, tôi ra sức t́m kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi t́nh cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho “trang chủ” mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đă liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong một ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nh́n thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường ṃn Hồ Chí Minh, mắt nh́n theo con người đă cứu mạng ḿnh – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong ḷng đau đớn v́ phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.

    Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận t́nh của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đă trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân ḿnh – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những ǵ Xanh làm đă giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đă giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, trở ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.

    Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh c̣n là một công dân Mỹ đáng quư. Tôi cám ơn trời đă cho tôi gặp được một người bạn như Xanh – vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, v́ đă cho tôi t́m lại được người bạn quư mến ấy.

    William S Reeder

    (Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)

    http://www.thebattleofkontum.com/memories/136.html
    Last edited by philong51; 25-03-2013 at 08:11 AM.

  7. #1687
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Saigon thuo ay.

    "Một nửa đời nhau"

    23 tháng ba 2013
    1:28 SA

    Một nửa đời nhau một hận sầu.
    Em đi có hiểu nỗi đớn đau.
    Cả nửa đời anh lệ nhạt nhoà.
    Ôi con tình si đắm đuối.

    Em đi đâu sao mà vội.
    Anh như con chim sâu ngoài ngõ.
    Hát khúc sầu lẻ loi.
    Bên giòng đời nhởn nhơ hoa bướm.

    Em đi đâu sao mà vội.
    Bỏ đây ánh trăng sầu.
    Anh biết chở về đâu.
    Cùng trăm ngàn luyến nhớ.

    Em đi đâu sao mà vội.
    Chẳng phải nửa đời nhau.
    Trăm năm cuộc tình sầu.
    Dường như vào miên viễn.

    Em đi đâu sao mà vội.
    Bỏ lại ai xác sơ.
    Bỏ lại ai thẫn thờ.
    Như lá xanh lìa cuống.
    Một ngày một héo khô.
    Peterphu.

  8. #1688
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Trước đây ,tôi cứ tưởng là tội cho các người thất t́nh nhưng bây giờ th́ ngưởng mộ họ v́ họ t́m ra cái ǵ đẹp
    để mà mơ ước , để mà thương tiếc ... để mà làm thơ cho người đời thưởng thức .

  9. #1689
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tháng năm xưa của tuổi dại khờ

    Nhỏ Huế



    Nhỏ Huế tại Lăng Khải Định

    Hôm kia cô bạn ở Paris cho biết sẽ về Sài G̣n trong tuần này tôi chỉ biết gửi theo một lời thăm hỏi . Bạn bè một nhóm có đứa ra đi , có đứa ở lại .

    Thân nhau từ hồi trung học tối nào cũng kiếm chuyện đi ra khỏi nhà để tụ ba tụ năm kể chuyện vớ va vớ vẫn không đầu không đuôi vậy mà đứa nào đứa nấy vui vẻ suốt cả lứa tuổi mới lớn .

    Rồi mấy chục năm lặng lẽ trôi qua ai cũng lập gia đ́nh con cái khôn lớn , cuộc đời chia ra như những nhánh sông . Cả tâm tánh con người cũng đổi thay già theo năm tháng bỗng dưng đứa nào cũng ít nói , chuyện vui th́ c̣n chia sẻ tâm sự c̣n chuyện buồn th́ chỉ biết thở dài giấu kín bên trong .

    Mà buồn vui chi nữa cũng đă hơn nửa đời người rồi , thỉnh thoảng gọi cho nhau khi bị nay đau mai ốm ,rồi hỏi ngu ngơ như tóc mày bạc nhiều không ? ... bộ là loài rắn hay sao mà lột da đẹp măi ? .

    Gặp nhau trên facebook uể oải đánh vài ḍng " mày đang làm ǵ ? "tau mới ngủ dậy buổi sáng " " c̣n tau chưa ăn cơm tối " .

    Đứa bên Mỹ đứa bến Tây , mày nhâm nhi lai rai ly cà phê đầu ngày th́ tau chuẩn bị lên gường lênh đênh trên sông Hương . Điều đáng tiếc của chúng tôi là vẫn chưa hẹn hội ngộ với nhau một lần nào để gặp hết bạn bè thuở c̣n đôi mươi tại Sài G̣n .

    Ngày xưa con nhỏ Bắc Kỳ rau muống đèo con nhỏ miền Trung lũ lụt đất cày lên sỏi đá trên chiếc xe Yamaha len lén mượn không trống không kèn của ông anh vài tiếng để cùng đèo nhau dưới những cơn mưa đầu mùa nhè nhẹ rơi xuống thành phố Sài G̣n , cô Bắc Kỳ hay hát bài Hương Xưa của Cung Tiến c̣n cô Trung Kỳ th́ chỉ khoái nhạc của Lê Uyên Phương , giọng hát như mèo kêu mà cứ cả gan theo nhưng tiết điệu khó nuốt . Ngồi chung trường chung lớp đứa mê học đứa ham chơi vậy mà cùng kết nhau mới lạ . Cho đến khi đứa nào có người yêu cũng kéo đi chơi chung dính nhau một chùm . Đầu óc thơ ngây , tâm hiền như Bụt quả thật tuổi trẻ ngày xưa quá dễ thương không biết mưu mô quỉ quái .

    * Mới đây gặp lại người bạn cũ , tay này ngày xưa số đào hoa sáng rực . Con nhà gia thế , đẹp trai học giỏi con gái trong trường lỡ dại bước qua trước đôi mắt to sâu với hàng lông mi đen nhung mềm đó th́ coi như bước chân dễ bị trật ra khỏi guốc mộc như chơi .

    Khi nh́n người bạn cũ quả thật thời gian như đứng lại từ làn da cho đến vóc dáng vẫn ngon lành phong độ c̣n hơn cả thời c̣n đi học . Mấy năm trước đây cũng là một người thành công trên nước Mỹ , công việc làm ăn theo nền kinh tế đang tuột dóc cùng bị ảnh hưởng lây , chán nản trở về Việt Nam trong căn nhà ở vùng biển mong gặp được một nàng tiên cá xuất hiện . Mà nàng tiên xuất hiện đẹp thiệt tươi rói vừa vớt từ dưới biển lên bờ .


    hỏi : sao không cưới làm vợ ?

    đáp : nh́n như công chúa móng tay móng chân không đụng việc nhà , ăn không ngồi rồi nên bộ óc đầy đất sét

    hỏi : Ngựa già gặm được cỏ non th́ phải trả giá chứ

    đáp : thời đại bây giờ làm ǵ có t́nh cảm chứ chưa nói tới t́nh yêu , nếu là t́nh yêu thực sự giá nào cũng trả

    Shi` tôi nghe tới đây th́ phá lên cười " xưa quá rồi Diễm " , thôi điiii lăng xẹc th́ có chứ lăng mạn nỗi ǵ ?

    hỏi : sao về lại Mỹ ?

    đáp : tưởng lên được cổ máy thời gian quay về Sài G̣n của thời đại chúng ta , thiệt là đă như khi chàng Lưu Nguyễn trở về lại với trần gian , nh́n quanh toàn thấy đeo mặt nạ ...buồn .

    Bỗng dưng mà nhớ tới bài hát

    Em C̣n Nhớ Mùa Xuân

    của Ngô Thụy Miên

    Em có bao giờ c̣n nhớ mùa xuân
    Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ
    Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ
    Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ
    Nơi ấy bây giờ c̣n có mùa xuân
    Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần
    Có mắt nai vàng ngời sáng t́nh xanh
    Em có bao giờ thấu cho ḷng anh
    Trời Sàig̣n chiều hôm nay c̣n nhiều mây bay
    Nhiều niềm đau thương bi hận tràn đầy
    Gượng nụ cười giọt lệ trên môi
    Nh́n đất nước tơi bời một thời em có hay
    Những thành phố em sẽ đi qua
    Đây Ba-Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne
    Nhưng có đâu bằng Sàig̣n hôm qua
    Nhưng có đâu bằng Sàig̣n mai sau
    Em có mơ ngày hát câu hồi hương
    Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân
    Nhớ lá thư xanh và chuyện t́nh hồng
    Nhớ nắng hanh vàng nhuộm áo Hà Đông
    Anh ở nơi này vẫn luôn chờ mong

    Nhỏ Bắc Kỳ ơi khi từ Sài G̣n trở lại Paris nhớ mang về cho tau ... tháng năm xưa của tuổi dại khờ ... nghe nhỏ ...

    Nhỏ Huế mhk




    http://gocnhosantruong.com/index.php...01;&Itemid=267

  10. #1690
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; .. sông Hương, núi Ngự..

    tiếp theo.....
    Chúng ta đă ra đến vùng biển mặn.. nh́n ngược lên hướng Bắc c̣n có Tuy hoà..Sông Cầu Qui Nhơn.. B́nh Định... Quảng ngăi.. đi nữa lên.. Chu lai..Đà nẵng.. vươt đèo Hải vân.. nganh qua Phá Tam Giang( Lagune Cau Hai/Diêm trường)... rồi Phú bài.. đến Huế.. Nếu đi tiếp sẽ đến Ái Tử.. Quảng trị.. những địa danh hầu như xa lạ đối với dân mien Nam..
    nmq trở về với Huế.. được gia đ́nh quen ở Huế dẫn đi.. thăm Huế.. going sông Hương.. nước chảy chậm chap.. song khẽ lăn tăn, êm ả.. ngồi trên đ̣.. đi ngược going lên đến cầu Bạch hổ.. rồi thăm đền đai, lăng miếu, chùa Thiên Mụ... trên đườn về, gia chủ cho đi ăn bánh xèo Thượng tứ... bún ḅ Huế chợ Đông ba.. buổi chiều đến vận động trường Bảo long ngay kế bên là hàng cơm Âm phủ...
    Ai ra xứ Huế th́ ra.... ai về Bến Ngự ... ai về sông Hương...
    sông Hương, núi Ngự vẫn c̣n đó; duy chỉ có con người.. thay đổi hay biến đổi !!!
    You tube ; Ai ra xứ Huế - Duy Khanh.Quang Lê, Ngọc Hạ- NNS(HD)
    Mưa trên phố Huế - Ngọc Hạ
    Cô nữ sinh Đồng Khánh- Thu Hồ-Hà Thanh-Hy Vân
    Xin anh giữ trọn t́nh quê - Duy Khanh
    Huế t́nh tự, Huế dịu dàng..e ấp nghiêng mặt.. cúi đầu bằng chiếc nón bài thơ..nhưng vẫn hé nh́n liếc đôi mắt nhung đen... mái tóc thề ngang vai và tà áo trắng trinh nguyên nhẹ bay phất phơ trong gió khi qua cầu Tràng tiền. Đêm đêm tiếng hát ḥ quyến đọng cùng tiếng đàn tranh nhẹ buồn ai oán...điểm theo tiếng đại bác cầm canh dù cho HD Paris đă kư.

    You tube ; Đêm nguyện cầu Lê minh Bằng--No--Ông Già

    Tháng Ba, sau khi Khe sanh bỏ ngỏ, Quảng trị trở nên kinh hoàng ( 4/1972-1/1973) thảm khốc, hăi hùng cho tàn sát lê dân, binh sĩ.. trên đường thoái lui; đại lộ kinh hoàng (30/3-72)

    Cộng quân mở rộng chiến trường khắp nơi, xé bỏ Hiệp đinh, c̣n phe ta dân t́nh hoảng loạn...tuớng lănh, tổng thống họp bàn tại Cam Ranh...
    Tư lệnh QD Ỉ ra lệnh triệt thoái 13-3-1975
    ...........QD II ....... ......... 14-3-1975.... rắn mất đầu, dân chúng đạp lên nhau mà chạy !!!!!!
    You tube ; QUA CƠN MÊ&MỘT MAI GIĂ TỪ VŨ KHÍ-HÀTHANHXUANft HUYNHPHITIEN

    c̣n tiếp.. nmq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •