Page 168 of 471 FirstFirst ... 68118158164165166167168169170171172178218268 ... LastLast
Results 1,671 to 1,680 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1671
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Bài hát hay nhưng rất tiếc anh chàng thực hiện cái video có lẻ thiếu tâm hồn .....
    Người thực hiện video này là Nguyễn Thanh B́nh , khoảng 50 .Theo đạo Cao Đài , học tṛ Pleiku , hồi đó c̣n quá nhỏ để biết về VNCH , nên có vẻ nghiêng về bên kia .

    Nếu tiếp tục tiếp cận với Hải Ngoại , qua Youtube , em này sẽ hiểu nhiều hơn về Tự Do và Xă Hội Chủ Nghĩa mà em bị nhồi sọ từ thuở nhỏ
    Last edited by Tigon; 23-03-2013 at 07:56 AM.

  2. #1672
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Tặng Anh Philong51 , Anh Pleiku , và Các Anh Chị Em Tuỳ bút của nguời Con gái :" Em Pleiku má đỏ môi hồng "


    MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ
    Lê Ngọc Anh
    Thương tặng Pleiku và Người Pleiku







    Buổi chiều...thành phố nơi vợ chồng tôi mới đến ở thật giống Pleiku ngày xưa của tôi, thưở c̣n trẻ. Trời lạnh, sương mù và những cơn mưa nặng hột. Phố xá đi dăm phút lại về chốn cũ, chẳng khác Pleiku tí nào. Người hiền ḥa dễ thương và dễ thân thiện, chỉ khác họ là người Mỹ chứ không phải là người Êđê hay Jarai.
    Lúc năm tuổi, tôi theo cha mẹ di cư vào Nam. Bước đầu gia đ́nh đến Đà Nẵng, v́ có người cháu gọi Bố tôi bằng chú đă đổi vào đây làm Thông Phán Thiên Văn, sau này người ta gọi là Khí Tượng. Người cháu này sấp sỉ tuổi Bố tôi, ông cũng là thân phụ của thầy Lê Quư Trọng dạy học ở trường Bồ Đề. Sau vài lần thay đổi chỗ ở, Bố Mẹ tôi đă chọn Pleiku làm nơi định cư v́ một số anh trai đă đổi lên đây làm việc, một phần khác nữa ở tỉnh cũ Mẹ tôi làm ăn thất bại do bị giựt hụi nên quyết định đi theo các anh tôi.
    Như vậy tôi không phải sinh ra và sống nhiều năm ở Pleiku. Thời gian tôi ở đấy không lâu như thời gian tôi ở Sài G̣n, không dài như thời gian tôi ở Cali, nhưng đó là thời gian ghi đậm trong tâm khảm tôi thật nhiều nỗi nhớ. Pleiku trong tôi như một quê hương thứ hai, sau quê Bắc nơi Bố Mẹ tôi sinh ra tôi ở một thành phố biển.
    Thời gian đầu ở Pleiku tôi học tạm tại trường Minh Đức v́ lỡ năm học, và trường hồi đó nằm trong khuôn viên Nhà Thờ. Tôi là người Phật Giáo nhưng không bao giờ bỏ giờ Giáo Lư v́ ṭ ṃ muốn t́m hiểu thêm. Ở đây tôi có những người bạn đầu tiên ở thành phố nhỏ bé này. Một trong những người bạn đó là cô bạn hiền lành hay cười Lâm Ái Lan, cháu ông Diệp Kính. Lan hay rủ chúng tôi về tiệm đánh bida mỗi khi được nghỉ giữa giờ v́ thầy bị bệnh. Tiệm bida sau thành nhà hàng và là nơi vợ chồng tôi tổ chức đám cưới. Lũ chúng tôi sau giờ học thường kéo nhau về nhà Bạch Liên con nuôi thầy Hạ, ở bên kia đường mà sau này là trường Minh Đức mới. Mấy bạn mua bánh tráng về nhúng nước cuộn trứng chiên chấm mắm ngọt. Thế thôi, thật đơn giản, vậy mà Trời Đất ơi! ăn rồi lại mê mới chết. Trong đám tín đồ bánh tráng c̣n có Diệm, Lê Thị Phước, Thanh B́nh nhà ở dốc hẻm cạnh trường Minh Đức mới. Đầu dốc là nhà Hạ, có cô em gái tên là Đông thật là xinh và hát hay nữa. Tôi nhớ măi em hay hát bài Chiều Lên Bản Thượng. Ngày đó tôi rất thích đi học bằng lô ca chân thay v́ đi bằng xe. Anh chàng bạn học cùng lớp tên Tài ngày nào cũng rủ tôi đi học. Đến cổng nhà là hắn réo lên: "Ên ơi! Ên đi học". "Anh ơi!" mà giọng Quảng Trị gọi trại thành "Ên ơi!". Sau này hễ nghe ai nói giọng Quảng Trị là tôi liên tưởng đến anh bạn này. Thời gian đó tôi rất mê món bánh ḿ paté của bà Thiếu Tá Vũ ở bên cạnh hớt tóc của bác Vơ Xuân Chi, là Ba của bạn Vơ Thị Nghiệp. Tôi và Nghiệp khác trường khác tuổi, nhưng lúc học ở Sài G̣n hai đứa rất thân nhau. V́ cùng có tinh thần ăn uống nên hang cùng ngơ hẻm nào có món ăn ngon hay tiệm may đẹp là cùng nhau thưởng thức.
    Ở góc tam giác Phan Bội Châu và trường Minh Đức cũ có một cô bán nem nướng rất là ngon. Đặc biệt là cô đẹp gái và ăn nói nhỏ nhẹ. Sau này cô mở tiệm trước tiệm thuốc tây Kim Tuấn. Cùng đường có tiệm Đồng Dụng là sui gia với Bố Mẹ tôi. Bên kia là tiệm may Hà Nội Tân Tân mà chúng tôi hay chọc phá là Hà Nội tàng tàng. Bọc qua đường Hoàng Diệu có tiệm Đồng Tín của anh chị Ẩn. Kế đến là tiệm ông Khen. Ṿng ngược lên là tiệm Bắc Hương có món bánh cuốn ngon tuyệt. Bên cạnh đó có tiệm ḿ Nam Hoa, văn pḥng bác sĩ Trung, và tiệm bida Xuân Lợi, nơi hội tụ các anh tài cúp cua. Đằng trước tiệm có một bà bán bánh tôm cua chiên đắt hàng vô cùng.
    Mải nói chuyện ăn uống,tôi quên khuấy chuyện học hành và thầy cô của trường Minh Đức. Các giáo sư trẻ có thầy Toàn, thầy Thành Kennedy, thầy Ngô Thanh Huấn, và thầy Vinh dậy nhạc có nhà in ở gần đó. Thỉnh thoảng thầy Vinh có làm đặc san và kêu lũ học tṛ gửi bài. Tôi có đưa thầy một bài thơ. Đọc xong thầy la thất thanh, Trời ơi! mới tí tuổi đầu làm thơ sao bi quan thế con. Thầy Phan Ngọc Nguyên rất hiền. Lũ học tṛ rất thích thầy Huấn v́ thầy vui tính. Thầy dậy chúng tôi hát bè Trường Ca Mẹ Việt Nam của Phạm Duy, nhân dịp kết thúc năm học. Sau niên khóa đó tôi chuyển qua trường Trung Học Pleiku. Khoảng thời gian học ở Minh Đức tôi có những ngày vui và những người bạn dễ thương, mặc dầu thời gian học chung thật ngắn ngủi. Tôi nhớ đến Thúy Phượng, Trác, Chí Thành, Ngô Xuân Hà, Ái, Mạc Đăng Khoa, Lê Thị Nga, Mạnh, Hưởng...
    Trường Trung Học Pleiku lớn hơn và có nhiều học sinh hơn. Ở đây tôi có thêm cơ hội nghịch ngợm. Tôi có thêm những người bạn mới mà chúng tôi c̣n có những liên lạc và t́nh thân đến bây giờ như là Tôn Nữ Tuyết Nhung, Đinh Thị Mậu, Mỹ Hường, Bê, Quỳnh Chi (Tin Huế), Khánh Thọ...Bạn văn nghệ văn chương th́ có Ngọc Hương, Đỗ Thị Dân (Dung), Nguyễn Thị Chi. Bạn Chi bị rớt máy bay mất xác trong mùa hè năm đó.
    Nhà trường thường tổ chức những buổi lửa trại trong rừng, phía sau trại Pháo Binh. Mọi người tập trung ṿng quanh ánh lửa, ai cũng bị rát mặt v́ sức nóng của lửa, nhưng sau lưng th́ ướt đẫm sương đêm. Bọn chúng tôi là "đệ tử" của thầy Đàm nên thầy đi đâu là chúng tôi có mặt ở đó. Thầy Hàn là "sư phụ" của các bạn trai như K'sor Phúc, An lừa, Thái Sơn, Đông Hải, Hải, anh Đạn, Lợi, Lê Đ́nh Quang, và c̣n rất nhiều bạn mà tôi quên tên (thành thật xin lỗi nhé). Trong các buổi cắm trại luôn có sự tham gia của anh Huy, bạn của thầy Đàm, và thầy Jimmy Bigelow. Có một đêm, chúng tôi chọc Chức và Huỳnh Thị Cúc hết cỡ, mọi người cười nghiêng ngả chảy cả nước mắt. Thật là chuỗi cười vô tận, để rồi sau mỗi lần đi cắm trại về là bị mất tiếng và cảm sốt li b́. Ngày đó, bọn tôi thường đi chơi chung với các bạn trai, người mà tôi thường xuyên đấu khẩu là Phạm Tự Cường. Có giờ nghỉ là tôi, Tuyết Nhung, Quỳnh Chi, Khánh Thọ kéo nhau đi Kim Liên chán rồi càfé Văn, càfé Băng, hay lại vào các tiệm ăn uống.
    Cuộc đời học sinh thật là hồn nhiên, vô tư lự. Một ngày kia tự nhiên thấy Mỹ Hường vắng mặt lâu quá; Mậu, Tuyết Nhung, và tôi đến nhà mới hay bạn ở nhà để chuẩn bị lên xe bông về nhà chồng. Mấy đứa đội nắng ra về ngậm ngùi ngâm nga: "Rồi mai trong đám xuân xanh ấy. Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi." Tiếp đến là Nguyễn Thị Hường làm đám cưới với anh Thành, bạn cùng đơn vị với chồng tôi. Chúng tôi đă dự một đám cưới vui và có nhiều kỷ niệm khó quên, cocktail rhum ngọt quá cứ vô tư mà uống về đến nhà mấy đứa sật sừ cho đến ngày hôm sau.
    Thôi th́ các bạn cứ việc đi lấy chồng, c̣n chúng tôi cứ tiếp tục vui chơi. Trong đám phá phách nghịch ngợm gồm cả trai lẫn gái có Hoàng Long Thái Hà, người này tên th́ dài mà người th́ ngắn, máu tếu đầy ḿnh, tôi và hắn được thầy Phước chiếu cố tận t́nh. Tôi nhớ măi anh Đan cao to nhất trường mà hiền lành ít nói, An lừa với dáng đi lủi lủi, Ksor Phúc đen và cao hay mắc cỡ, Lê Đ́nh Quang bị gọi là gà mái, Thái Sơn nghịch ngầm, Đông Hải hơi cụ non một chút, Hải là em của Tuyết Nhung. Đông Hải là Hướng Đạo Sinh được chọn đi dự trại hè bên Mỹ khiến chúng tôi trầm trồ ngưỡng mộ.
    Được nghỉ sớm chẳng bao giờ cả bọn về nhà ngay, nhưng thường hay chun vào mấy quán ngồi nghe nhạc tán gẫu, không dám dạo ngoài đường sợ người nhà gặp lôi đầu về, v́ các gia đ́nh đều không muốn cho con gái đi lang thang. Tôi thích nhất là những hôm trời mưa, không có áo mưa, không nón, cứ thế mà đi trong mưa, làm người đi trong mưa gió, về đến nhà lạnh run phải pha một ly trà nóng bỏ mấy giọt dầu Nhị Thiên Đường uống cho chắc ăn. Một đặc điểm của nữ sinh Pleiku là trời nóng mấy cũng diện áo len. Trường học chung nam nữ cũng có nhiều chuyện vui vui, mấy bạn nam sinh ghét mấy chiếc xe jeep đến giờ tan học chờ chực mấy o nữ sinh xớt tay trên. Không ghét mới lạ đó.
    Trong số nữ giáo sư các học sinh rất thương cô Hạnh, cô Bích, cô Phước Mỹ. Cô Hạnh và cô Phước Mỹ hiền dễ tính, cô Bích vui vẻ dí dỏm. Học tṛ sợ cô Nghĩa Chấn v́ cô nghiêm quá. Tôi nhớ cô Mỹ Dương có làn da đẹp với vóc dáng thật là sang. Cô Liên Ba xinh xắn. Cô Mười Một đi chân sáo, mái tóc ngắn cứ lúc lắc. Cô Hoàng Lan có dáng đi và khuôn mặt cứ giống như đang tŕnh diễn thời trang, có chiếc áo len, nhưng không mặc mà khoác hờ hững qua vai. Mỗi lần cô bước vào cổng là bị học tṛ đếm bước, nhưng cô vẫn tỉnh như không. Thầy Sự, thầy Lưu, thầy Lập, thầy Trung, thầy Duy, thầy Tính không lọt vào tầm ngắm của lũ học tṛ phá phách v́ các thầy hiền hoặc vui tính. Ớn nhất là giờ thầy Viêm. Thầy Cư và thầy Thụy hay bị nữ sinh chọc. Bác Vơn làm trên pḥng Học Vụ là Ba của bạn Huấn. Bác vui tính hay nói chuyện tếu nên nhiều học tṛ thích nói chuyện với bác.
    Nơi mà tập họp nhiều trai thanh gái lịch là quán bà Cai, chẳng lúc nào quán vắng trừ lúc kẻng vào lớp. Trong nhóm bạn hiền lành tôi nhớ Hảo, có chồng tên là Thức học cùng trường, Hiển, Hương, Hiệp, Kim, Hoàng Lan, Kim Liên, Cúc B́nh Định...
    Những lúc nhớ về ngày xưa, từng cái tên, từng khuôn mặt hiện ra đánh dấu một đoạn đời của tôi, đó là những kỷ niệm ở Pleiku. Bây giờ họ ở đâu, người c̣n kẻ mất, có người không c̣n trên cơi đời này, nhưng họ măi măi ở trong kư ức của tôi. Có những chuyện hiện tại tôi quên trong tíc tắc, quên khóa cửa, quên tắt bếp, quên ḿnh đang định làm cái ǵ, nói cái ǵ. Đó là những chuyện thường t́nh xảy ra với tôi bây giờ, nhưng những chuyện ngày xưa th́ tôi nhớ lắm, giống như vừa mới xảy ra ngày hôm qua...Chuyện chúng tôi chui vào căn nhà thấp lè tè của bà bán bún riêu sau Ty Nông Vụ cạnh Diệp Kính, leo lên cái giường gỗ của bà chủ. Khánh Thọ và Quỳnh Chi thi đua chiến đấu không mệt mỏi với tô bún riêu, rồi cùng nhau hít hà: "Bún riêu ở đây ngon ác". Tuyết Nhung th́ mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi đua nhau chẩy...Chuyện trên đường đi học về, ngang qua nhà các sơ dậy trường Thánh Phao Lô, thể nào cũng vào chọc các sơ, trong đó có một sơ trẻ và đẹp lắm. Làm bộ xin nước uống rồi đồng thanh la lớn: "Sơ ơi! Sơ đẹp quá chời!"...Chuyện nghỉ học đi ngang qua Mimosa có tiệm ảnh Uyên mới mở, kéo cả lũ vào chụp h́nh. Chống cằm, làm duyên, ngẩng mặt, cúi đầu theo lời ông phó nḥm tên Sum đạo diễn. Ít lâu sau bị anh Ánh mắng cho một trận: "Ra tiệm ảnh nói người ta gỡ xuống ngay". Chạy một hơi ra tiệm ảnh thấy h́nh ḿnh cười toe toét trong tủ kính, xấu hổ quá, năn nỉ anh Sum gỡ xuống dùm: "Em bị mấy ông anh ś nẹc đó"...
    Sau đó mỗi đứa một phương, kẻ thôi học, người đi lính hay vào đại học, người đi lấy chồng...Tôi học dốt quá, bèn ở nhà lo chuyện kinh doanh cho gia đ́nh. Nghỉ học rồi, Tuyết Nhung đi làm, nhưng ngày nào cũng phải gặp nhau. Chẳng chuyện nào ra chuyện nào mà cứ có chuyện nói hoài. Nếu gặp thời bây giờ dám người ta sẽ nói tôi và Tuyết Nhung có "Vấn Đề"...hú hồn. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp Quỳnh Chi và Chi hay hát cho tôi nghe. Mỗi khi nghe ai hát những bài Ảo Ảnh, Vĩnh Biệt, Thương Một Người...là tôi nhớ đến Quỳnh Chi. Tuyết Nhung và Quỳnh Chi là hai trong số những người bạn dễ thương của tôi.
    Pleiku tỉnh nhỏ nhưng công nhận có nhiều người đẹp và dễ thương. Trong những người đẹp hồi đó tôi kết nhất là Rmah Thái Trang. Cô nàng học trường Bồ Đề, nổi tiếng hát hay, có nét đẹp độc đáo, vừa hoang dă và vừa Tây Phương...Nghĩa có nét đẹp ngổ ngáo, da ngăm đen, có duyên với mái tóc demigarcon, diện jean với áo sơmi carô bỏ trong thùng...Em Tôn Nữ Như Hiền với mái tóc ngang vai, có một chút ǵ Nhật Bản rất ưa nh́n, cùng với giọng nói Huế ngọt lịm...
    Tôi yêu Pleiku, v́ ở nơi đây gia đ́nh tôi đă có những tháng ngày hạnh phúc vui vẻ với các con cháu xum họp. Dân t́nh chân thật và đối xử với nhau như người nhà. Phố Pleiku có ba gia đ́nh cùng quê với gia đ́nh tôi ở Kiến An, Hải Pḥng di cư vào, gia đ́nh bà Mên cùng với chị Thùy là những người d́ của bạn Lê Đ́nh Quang, gia đ́nh hai bác Bắc Hương là ba má của anh Thàng, và gia đ́nh chú thím Riểu là bố mẹ của Tô Quốc Thắng.
    Tôi yêu Pleiku, không phải chỉ v́ những niềm vui và những tháng ngày hạnh phúc, mà nơi đây tôi c̣n có những giọt nước mắt. Nước mắt đưa tiễn người chị gái yêu quí của tôi đă mất v́ bịnh tim, bỏ lại một đàn con c̣n nhỏ dại. Nước mắt của một người con gái chưa kịp lên xe hoa đă phải lên xe tang, tiễn đưa người t́nh về nơi an nghỉ cuối cùng trong một ngày trời mưa tầm tă. Nước mắt và nước mưa chan ḥa với nhau trong cảnh người buồn và trời đất cũng buồn. Nước mắt cho đứa cháu thất lạc ở Sông Ba. Cùng những giọt nước mắt của những niềm đau không muốn nói ra...
    Cũng tại Pleiku, gia đ́nh tôi đă mang ơn những bàn tay nhân ái và tận tụy của Bác Sĩ Phan Huy Quế đă giúp tôi qua cơn đau tim và đột qụy, của Bác Sĩ Bùi Trọng Căn đă ân cần giúp đỡ thân sinh tôi lúc thập tử nhất sinh, trong suốt chuyến bay đưa ông vào tận Bệnh Viện Saint Paul...Cả hàng ngàn nỗi nhớ và cả một trời kỷ niệm trong tôi.
    Tháng ngày dần qua đi, gịng đời cứ b́nh thản trôi, và trôi thật nhanh giống như em Tuyết Mai, cựu học sinh Minh Đức khi gọi phone thăm tôi, em bảo: "Thời gian trôi nhanh quá hả chị, ngày đó ở Pleiku vui ghê!". Mọi vật, mọi người đều thay đổi, tôi và các bạn cùng cuốn theo ṿng quay của thời gian và của xoay vần thời cuộc. Chúng ta không thể quay ngược bánh xe thời gian, nhưng tôi đă đi ngược về quá khứ bằng kư ức. Nhiều kỷ niệm đă hiện ra trong giấc mơ, mà khi tỉnh giấc có cảm tưởng đă mất mát cái ǵ thật là lớn, và mong được mơ lại một lần nữa.
    "Nhắm mắt cho tôi t́m một thoáng hương xưa..."
    Bạn ơi! Tôi cứ muốn yêu Pleiku măi măi, và Pleiku măi măi ở trong tôi. Tôi chưa một lần trở lại chốn cũ. Chồng tôi hỏi tôi: "Em có muốn xem h́nh ảnh Pleiku bây giờ không? Trên internet nhiều lắm". Tôi đă trả lời không để tôi c̣n có cảm tưởng Pleiku vẫn măi là Pleiku trong kư ức của tôi. Tôi đă khóc hết nước mắt khi nh́n bức ảnh do Sen chụp và Tuyết Nhung cùng với Đức gửi qua cho tôi. Căn nhà ở bên kia cầu Hội Phú, từ trại chăn nuôi Trần Văn Thụ qua cầu chừng mười căn là dăy nhà của cha mẹ tôi ở sát chân đồi. Trên đồi là Tịnh Xá của các Ni Cô Khất Sĩ, có nuôi trẻ mồ côi. Căn nhà của tuổi thơ, của tuổi mới lớn, từ lúc tôi chưa trưởng thành cho đến lúc kết hôn và sinh con gái đầu ḷng, chẳng c̣n một chút dấu tích là căn nhà của tôi. Căn nhà đầy ắp những kỷ niệm trông xa lạ quá. Tôi cảm thấy đau đớn trong ḷng.
    Tôi muốn cảm ơn những con đường, những góc phố, những t́nh cảm của những người thân quen, của quư thầy cô, bạn bè, và chủ nhân của các hàng quán. Những điều này và những người này là một phần của đời sống và là một phần làm nên kỷ niệm của tôi.
    Nếu được cho làm lại từ đầu và trở lại ngày xưa, tôi vẫn măi chọn Pleiku là nơi để tôi sống mà không phải đắn đo suy nghĩ ǵ cả.
    Pleiku Ơi! Một Trời Thương Nhớ.

    Lê Ngọc Anh
    (Wisconsin, một ngày cuối tháng tư 2012



    Cảm tác Pleiku

    Ta đi măi nhớ về một thuở
    Thuở mây mưa dưới biển trên nguồn
    Em không biết độ tuần hoàn dịch chuyển
    Trời bốn mùa nhưng chỉ một mùa thôi
    Mùa Pleiku mùa thương mùa nhớ
    Mùa của em như gió biển hoang vu
    Thổi vào hồn một chút đời lận đận
    Một chút t́nh nhưng xao xuyến thiên thu
    Em nên biết lá sẽ vàng rời rụng
    Để chồi xanh nối tiếp chồi xanh
    Ta vẫn thế bao tháng ngày lạ lẫm
    Cạnh tin yêu là nỗi nhớ khôn cùng

    HỌA SĨ NGUYỄN THANH HIỀN










    Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Quân Đoàn II VNCH ở Pleiku
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 23-03-2013 at 01:39 PM.

  3. #1673
    Member philong51's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    161

    Pleiku Thuở Ấy

    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Oh té ra Philong cũng từng ở Pleiku. Coi bộ cũng rành dữ hả, biết cả cafe Dinh Điền và bún ḅ Nhà Xác nữa........hihi. Nhưng tui hỏi là có vướn phải một em Pleiku má đỏ môi hồng nào không vậy...... V́ Pleiku đến dể mà khó đi lắm đó......hihi
    Có lẽ khi cậu đổi đi th́ tui chưa về Sư Đoàn 6 KQ.

    Tặng cho những người c̣n nhớ thương Pleiku thuở nào

    Bài hát hay nhưng rất tiếc anh chàng thực hiện cái video có lẻ thiếu tâm hồn .....
    Trong PĐ tôi chỉ có 2 anh lọt vào cặp mắt xanh của các nàng má đỏ môi hồng:
    - Anh Dương Huỳnh Kỳ người đẹp trai nhất PĐ đă hy sinh cùng ngày với Cố Đ/Tá Nguyễn Đ́nh Băo, trong phi vụ yểm trợ tiếp cận cho TĐ 11 Dù tại căn cứ Charlie chiều 12/4/72.
    - Anh Nguyễn Đ́nh Xanh ngày 2/5/72 nhảy dù ở căn cứ Polei Kleng và bị bắt, trên đường ra Bắc anh đă nhiều lần tương cứu 1 phi công lái Cobra Mỹ. Sau nhiều năm t́m kiếm và sau cùng vị pilot Cobra nầy, Đ/tá Williams Reeder đă gặp mặt vị ân nhân Ng. Đ. Xanh tại Little Saigon,CA vào mùa hè năm 2008.
    C̣n bọn ngũ quỷ chúng tôi bị "chê" là có tiếng nhưng không có miếng? Ha...Ha...nên không bị vướn Em Má Đỏ Môi Hồng như anh Pleiku hi...hi...
    Trước năm 73 lúc tôi c̣n ở cư xá độc thân trên đồi bên tay phải của Bệnh Xá, tôi thường ghé BX và đánh cờ tướng với B/S Phước gần như mỗi đêm. Tôi nhớ rất rỏ buổi chiều ngày 12/6/71 B/S Phước khâu nguội vết thương trên trán phải của tôi và ông cấm không cho tôi nhăn mặt. Lần cuối cùng tôi gặp ông đêm 14/4/75 ở phi trường Trà Nốc-Cần Thơ. Rất tiếc tôi không bao giờ gặp lại ông và những anh Thặng Fulro, Dương Huỳnh Kỳ và Nguyễn Ngọc Hùng trong PĐ đă hy sinh v́ Tổ Quốc.
    Và bao nhiêu kỷ niệm khác nữa như xung phong đi truy t́m các đoàn xe Molotova, xe tăng của vẹm hay yểm trợ tiếp cận cho các đơn vị bạn. Hiện giờ các anh BĐQ LĐ2 vẫn hẹn nhau ở quán cà phê Factory ngồi đấu láo.

    P/S: Trưa ngày 12/6/71 anh Pleiku có ở BTL Tiền Phương của SĐ22BB ở Tân Cảnh?

  4. #1674
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Tặng Các Anh Chị Em h́nh Nữ Sinh :" Em Pleiku má đỏ môi Hồng " Pleiku Thuở Ấy :





    Ủy Lạo Chiến Sĩ Núi Hàm Rồng Tết 1972, Lớp 10A/B - TH Pleime
    Thu Đào, Hiền, Phg. Hoa, Tâm, Kim Anh, T. Loan, Nguyễn thị Ái Loan, Ngọc, Kiệm, Nguyệt Ánh (ṿng tay)
    Hàng thứ hai: ... , Xuân, Vượng Tư





    Phùng Hoa, Kim Anh, Thúy Nga và Thu Đào lớp 10/ TH Pleime năm 1971, Chùa Trà Bá






    Các Nữ sinh Pleime Lớp 9 A/B, Niên Khóa 1967-1968 (h́nh: Lệ Minh)
    Đứng: Giang, Ngùy, Nguyện, Tâm - Thủy, Yến, Nuôi, Tâm, Lư, Diệp, Lệ Minh, Dung, Thủy, Cô Đông Phương
    Ngồi, trái qua phải: Trần Thị Mười, Hoa, ... , Nguyệt, Hướng
    .....






    Một buổi cắm trại với Thầy Cô
    Từ trái qua phải: Thu Đào, Thái Thanh, Thầy Cao, Xuân, Kim Anh , Thanh Hiền ,Hoa, Kim Liên (ảnh: Thu Đào )







    Biển Hồ Pleiku 1973
    Thu Đào và Thế








    Nữ Sinh Pleime và một điệu múa Dân Tộc - Văn Nghệ Toàn Trường 1971
    Từ trái qua phải: Dung Mỹ, Thu Đào, Loan, X. Hằng, K. Anh, K. Liên









    Văn nghệ cuối năm - Múa Quạt -1972
    Loan, K. Liên, N. Lan, X. Hằng, Thu Đào







    Hồ Than Thở - Pleiku
    Phùng Hoa và Thu Đào



    H́nh Ảnh của Chị Thu Đào .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 23-03-2013 at 10:59 PM.

  5. #1675
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022



    Thầy Bùi Tấn Tri và Đại Diện Phụ Huynh Học Sinh Trung Học Pleime Thiếu Tá Chấn và Trung Tá Phi






    Tuần Lễ Văn Hóa 1973 của H/S Pleime với Phạm Duy, Du Tử Lê, Lê Uyên & Phương
    Nghĩa-Ánh-Thầy Huế - H/sĩ Hạ quốc Huy - Phạm Duy - Kim Liên - Hoa - TĐào - Lê Uyên&Phương - Du Tử Lê, ...







    Cô Trần Thị Hoa trong giờ học với lớp Hướng Dẫn ( 1973 )






    Thầy Cô giáo ra mắt Học sinh toàn trường NK 72 - 73
    Cô Hân - Trần Thị Hoa - Ngọc Dung - Xuân Trang - Huyền Huệ - Thầy Chẳng






    Chị Nghĩa, Nguyệt Ánh, Kim Liên, GS Nguyễn K. Ngữ, Phùng Hoa, Thu Đào (Lớp 11, 1972)








    Phố núi cao phố núi đầy sương
    Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
    Anh khách lạ đi lên đi xuống
    May mà có em đời c̣n dễ thương

    Em Pleiku má đỏ môi hồng
    Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
    Nên tóc em ướt và mắt em ướt
    Nên em mềm như mây chiều trong

    Phố núi cao phố núi trời gần
    Phố xá không xa nên phố t́nh thân
    Đi dăm phút đă về chốn cũ
    Một buổi chiều nào ḷng vẫn bâng khuâng

    Xin cảm ơn thành phố có em
    Xin cảm ơn một mái tóc mềm
    Mai xa lắc trên đồn biên giới
    C̣n một chút ǵ để nhớ để quên

    C̣n một chút ǵ để nhớ để quên



    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 23-03-2013 at 01:46 PM.

  6. #1676
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; đất phương Nam..di về hướng đông...

    Cùng quư Bạn gợi lên những h́nh ảnh.. những thinh âm đă từng ghim chặt trong tâm khảm con dân đất Việt..
    . từ Pleiku phố núi, xuống hướng Nam ta sẽ tới thành phố Buồn hiu;;; Ban mê thuột hay buồn muôn thuở...
    ... thẳng như Pleiku đi về hướng đông, Tuy Hoà, Chóp chài ..
    c̣n từ Tuy Hoà đi về hướng Nam.. qua đèo Mụ già hay đèo cả.. Ninh hoà( nem Ninh hoà ngon lắm !!) lại có trung tâm Đồng Đế.. hay leo dố qua ẺmDrảk nh́n về hướng Tây vượt qua dăy núi để đến Phụng Dực phi trường Ban mê thuột...
    .... chúng ta sẽ đến Nha trang.. miền cát trắng, núi cao đậm mầu xanh ŕ với vết loang lổ..hoang tàn đỏ au của đất lattêrit.. xen lẫn màu xám trắng của đá xanh.. nh́n xuống dưới sâu... nước biển xanh nhạt nhoà sóng vỗ.. ŕ rào như lời mẹ ru con... xen lẫn những rừng lá mượt mà, bóng lá dừa t́nh tự như suối tóc em yêu !!.
    ..đến Nha trang.. băi biển đường Duy Tân.. phi trường Nha trang ...Trung tâm Huấn luyện, nào Hải quân, Không quân., Hải học viện. và có hàng phở gà ngon ở Chụt., ngồi nghỉ ở băi biển, uống ly la de con Cọp, ăn miếng bánh tôm.. nhằn con ghẹ luộc.có .. c̣n phố phường hay lên Thành, thăm Thich Ca Phật đài.. thăm nhà thờ..hay lên ḥn Chồng.viếng tháp Bà..
    .... quê hương ta đẹp lắm.. ./. nmq

  7. #1677
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Quote Originally Posted by philong51 View Post

    P/S: Trưa ngày 12/6/71 anh Pleiku có ở BTL Tiền Phương của SĐ22BB ở Tân Cảnh?
    Lúc đó cũng có tui ở đó, nhưng v́ chổ BTL Tiền phương chật chội quá nên tui ra đóng tại phi trường Phượng Hoàng (Dakto 2) cho dể tản thương. Nhờ vậy mà thoát chết chứ không th́ cũng tiêu rồi....:o

  8. #1678
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Có phải thiệt "T́nh chỉ đẹp những khi c̣n dang dở" không !!!!


    Một nửa đời nhau

    Trong pḥng vắng lặng nh́n qua cửa sổ
    Tưởng đến người ở tận phương trời xa
    Biển Thái B́nh ngàn dặm xa cách trở
    Nửa mảnh đời c̣n măi trong tim em………..



    Tặng cho hungquang đó............

  9. #1679
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; và người yêu của lính..

    nmq đang ḷ ṃ tim dữ liệu cho bài.. chợt t́m thấy một điều mà nmq, ngày xưa lu bu quá không biết đến... đó là ; trong thời ly loạn.. trai tráng, thanh niên hy sinh ṭng quân để bảo vệ phần đất thân yêu..
    ......Trước sự hy sinh cao cả, các thiếu nữ thời loạn, chẳng quên ơn.. và đă lâp ra nhiều hội.. ngay cả các cô bé( tóc thề ngang vai, đang tuổi dậy th́... lớn rồi..!!) học sinh cũng lập hội ; hội người yêu của lính.. nhất là lại do hai trường Nữ Trung học nổi tiếng ; Gia Long và Trưng Vương,
    ........ mời quí Bạn ghé qua You Tube và gơ vô task bar để t́m ;
    1/ Người yêu của lính Ngọc Minh - Thai Doanh Doanh
    2/ Người yêu của lính Hoàng Oanh HNC
    Mong được quư Bạn đón nhận ./. nmq

    TB: nmq không biết cách post, mong quí bạn lượng thứ ./.

  10. #1680
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by nguyễn mạnh Quốc View Post
    ........ mời quí Bạn ghé qua You Tube và gơ vô task bar để t́m ;
    1/ Người yêu của lính Ngọc Minh - Thai Doanh Doanh
    2/ Người yêu của lính Hoàng Oanh HNC
    .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •