Page 10 of 19 FirstFirst ... 67891011121314 ... LastLast
Results 91 to 100 of 190

Thread: T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh

  1. #91
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh.

    III. Phương Pháp Phân Tích Lịch Sử
    Phương pháp phân tích lịch sử (Historical-critical methods) c̣n được gọi là phương pháp phê b́nh lịch sử. Phương pháp này nghiên cứu nguồn gốc của các bản văn cổ để hiểu thế giới phía sau bản văn. Phương pháp này cũng đă được áp dụng cho các tác phẩm tôn giáo khác của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Khổng giáo, cũng như kinh Qur'an.

    Phương pháp phân tích lịch sử đă được các tác giả như Origen (185 – 254), Jerome (347 – 420) và Augustine (354 – 430) xử dụng khi phương pháp c̣n ở thời kỳ phôi thai. Đến thế kỷ 17 rồi 18, phương pháp này mới được cải tiến đáng kể.

    Sau đây là một bài viết ngắn gọn về phương pháp này của Phạm Xuân Khôi:

    Một trong những phương pháp giải thích Kinh Thánh là “phương pháp phân tích lịch sử”.
    V́ mặc khải xảy ra trong lịch sử, cho nên muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần “t́m ư nghĩa mà … các thánh sử muốn diễn tả và thực sự đă diễn tả trong thời đại và hoàn cảnh văn hóa của họ, qua những lối văn được dùng trong thời đó” (Dei Verbum 11). Để giúp đạt được mục đích này, Hội Thánh khuyến khích chúng ta dùng phương pháp Phân Tích (Phê B́nh) Lịch Sử, v́ phương pháp này nghiên cứu các văn bản Thánh Kinh như các tài liệu lịch sử và t́m cách hiểu bản văn trong phạm vi lịch sử. Tuy nhiên phương pháp này không phải là phương pháp duy nhất, cần phải được sử dụng một cách cẩn trọng theo truyền thống Đức Tin của Hội Thánh.

    Đại Cương về phương pháp Phân Tích Lịch Sử
    Trong phương pháp Phân Tích Lịch Sử, ư nghĩa của bản văn được t́m thấy trong cái thế giới lịch sử và văn hóa mà trong đó bản văn được phát sinh, các nhân vật và biến cố trong lịch sử mà từ đó bản văn chính được tạo ra, cũng như các truyền thống được truyền khẩu hoặc được viết thành văn có trước khi bản văn cuối cùng được thành h́nh.

    Phương pháp này t́m cách xác định ư nghĩa nguyên thủy của bản văn qua việc tái tạo: (1) Khung cảnh nguyên thủy. (2) Môi trường lịch sử và văn hóa đầu tiên mà trong đó bản văn được sáng tác. (3) Những nguồn tài liệu, hoặc truyền khẩu hoặc được ghi chép, dùng để viết bản văn. (4) Các hoàn cảnh lịch sử và văn hóa dẫn đến việc viết bản văn. (5) Các niềm tin về thần học cũng như văn hóa của các tác giả và độc giả đầu tiên của bản văn. (6) Chủ ư của các tác giả đầu tiên.

    Thực ra, có nhiều cách thế khác nhau trong việc nghiên cứu Thánh Kinh theo Phân Tích Lịch sử. Phương pháp phân tích văn thể được dùng để khám phá ra các truyền thống khẩu truyền đằng sau bản văn. Phương pháp phân tích nguồn văn để t́m ra các văn bản được sát nhập vào bản văn Thánh Kinh. Phương pháp phân tích biên tập chú ư đến vai tṛ của soạn giả hay người viết cuối cùng là người gom góp các tài liệu hoặc truyền khẩu hoặc đă được viết xuống thành bản văn Thánh Kinh. Phương pháp phân tích văn tự chú ư đến lịch sử của việc lưu truyền bản văn sau khi bản chính đă được soạn thảo.

    Sự cần thiết của phương pháp Phân Tích Lịch Sử
    Đây là một phương pháp cần thiết để nghiên cứu Thánh Kinh v́ các bản văn Thánh Kinh xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử và văn hóa khác với hoàn cảnh của chúng ta. Hiến Chế Tín Lư Mặc Khải (Dei Verbum) của Công Đồng Vaticanô II khẳng định rằng “mặc khải xảy ra trong phạm vi lịch sử nhân loại.” Tài liệu về Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh viết: “Thánh Kinh, thực ra, không tự ḿnh xuất hiện như một mặc khải trực tiếp các chân lư vĩnh cửu, nhưng như chứng từ viết về những lần can thiệp của Thiên Chúa mà trong đó Ngài đă tự tỏ ḿnh ra trong lịch sử nhân loại. Bằng một cách thế khác hẳn với các giáo lư của các tôn giáo khác, sứ điệp Thánh Kinh có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử. Cho nên không thể hiểu các bản văn Thánh Kinh cách đúng đắn nếu không nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử ảnh hưởng đến các bản văn này.”

    Theo Hội Thánh th́ Thiên Chúa đă chọn các tác giả Thánh Kinh, hoạt động trong họ và nhờ họ mà truyền đạt lời của Ngài. Ngài hoàn toàn sử dụng năng lực và khả năng của họ để họ viết như những tác giả thật sự (x. Dei Verbum 11-12). Đức Thánh Cha Piô XII viết trong Divino Afflante Spiritu rằng các tác giả được linh hứng của Thánh Kinh là dụng cụ sống động và hợp lư của Chúa Thánh Thần. Họ đem cá tính của ḿnh vào các bản văn Thánh. Các phương pháp Phân Tích Lịch Sử có thể được dùng để hiểu rơ hơn về các tác giả nhân loại mà Thiên Chúa đă dùng để thông tri Lời Ngài.

    Nhờ phương pháp Phân Tích Lịch sử chúng ta có thể hiểu chính xác hơn nghĩa văn tự của các bản văn Thánh Kinh.

    Giới hạn của phương pháp Phân Tích Lịch Sử
    Từ ngày Hội Thánh cho phép và khuyến khích dùng phương pháp Phân Tích Lịch Sử trong việc nghiên cứu Thánh Kinh. Nhiều học giả đă cố gắng dùng phương pháp này để chứng minh mọi biến cố trong Thánh Kinh. Từ đó đưa đến việc lạm dụng phương pháp này. Trước hết, phương pháp này thường có khuynh hướng nghiên cứu tiền sử của các bản văn Thánh Kinh mà không t́m hiểu ư nghĩa của toàn thể bản văn. Thứ đến, thay v́ t́m hiểu ư nghĩa của lịch sử được tái tạo đằng sau bản văn như các nhà phân tích lịch sử làm, một số người cho rằng phải chú tâm nhiều hơn đến những tường thuật trong bản văn Thánh Kinh. Một số các nhà chú giải dựa vào thuyết duy lư hoặc thuyết tự nhiên để t́m những cách giải thích về các phép lạ xảy ra trong Thánh Kinh theo lịch sử. V́ không tin vào phép lạ hay quyền năng biết trước lịch sử của Chúa, nhiều người đă thay thế những câu truyện được kể trong Thánh Kinh với lịch sử được họ tái tạo dựa theo các tiêu chuẩn lịch sử hiện đại, hoặc loại bỏ những truyền thống lâu đời mà họ cho rằng không phù hợp với khoa học. Thí dụ như nhiều người cho rằng việc Đức Chúa Giêsu được sinh ra bởi Mẹ Đống Trinh là huyền thoại; Tin Mừng Thánh Luca phải đuợc viết sau năm 70 v́ trong đó có những đoạn văn nói quá rơ về việc Thành bị phá hủy…. Do đó người đọc Thánh Kinh chỉ c̣n lại một số dữ kiện tối thiểu có thể được xác nhận cách chắc chắn trong lịch sử, mà mất đi các ư nghĩa phong phú đa dạng được t́m thấy trong chính những câu truyện được diễn tả trong Thánh Kinh.

    Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử thường không vượt qua giai đoạn t́m hiểu xem bản văn có ư nghĩa ǵ trong vị trí lịch sử nguyên thủy, để đi đến việc t́m hiểu xem bản văn muốn nói ǵ với chúng ta hôm nay. V́ thế Chú giải Thánh Kinh sẽ không trọn vẹn nếu chỉ phân tích lịch sử. Đức Thánh Cha Phaolô VI, ngày 14 tháng 3, 1974, đă kêu gọi các học giả phải giải thích Thánh Kinh theo giáo huấn Hội Thánh: “Công việc của anh em không phải chỉ giải thích các bản văn cổ để trở lại h́nh thái sơ khởi của một số bản văn Thánh Kinh. Nhiệm vụ chính yếu của một nhà chú giải Thánh Kinh là tŕnh bày sứ điệp mặc khải cho Dân Thiên Chúa; phơi bày chính ư nghĩa của Lời Chúa ngay trong những Lời ấy trong mối liên hệ với con người hiện đại.”

    Gần đây hơn nữa một số học giả bị lôi cuốn bởi các sách ngoài quy điển và một số truyền khẩu được tái tạo mà cho rằng chúng diễn tả sự b́nh đẳng của sứ điệp của Chúa Giêsu đúng hơn là sách Tân Ước, v́ chúng không bị áp đặt bởi một Hội Thánh chuyên chế. Ngược lại phương thức của Công Giáo là nhấn mạnh sự liên tục và phát triển của của các truyền thống Thánh Kinh từ truyền khẩu và các bài viết về thời tiền sử, đến việc biên soạn cuối cùng và sát nhập vào quy điển, cùng việc liên tục sử dụng và giải thích Thánh Kinh trong đời sống Hội Thánh cho đến hiện nay.

    Đôi khi phương pháp này mạo nhận là có tính cách khoa học khách quan cùng địa vị đặc quyền của ḿnh. Trên thực tế, phương pháp Lịch Sử đă đưa ra những tiếp cận cùng những ước đoán khác nhau, đôi khi c̣n trái ngược nhau. C̣n Hội Thánh tuy xác nhận sự cần thiết của việc nghiên cứu bản văn theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử, nhưng không cho nó là phương pháo độc nhất được dùng để hiểu bản văn Thánh Kinh. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa vừa qua đă đưa ra hai hậu quả đáng tiếc của việc lạm dụng phương pháp Phân Tích Lịch sử là: (1) “Đối với những độc giả hiện nay, Thánh Kinh trở thành một cuốn sách hoàn toàn trong quá khứ, không có khả năng nói với thời đại chúng ta”; (2) “Hậu quả thứ hai trầm trọng hơn, là sự mất dạng của việc chú giải theo Đức Tin mà ‘Dei Verbum’ vạch ra. Thay v́ chú giải theo niềm tin, th́ lại lọt vào đó một viêc chú giải theo thực chứng và thế tục chối bỏ cả việc Thiên Chúa có thể hiện diện và lui tới trong lịch sử nhân loại” (Đề Nghị 26).

    Kết Luận
    Chính v́ những lư do trên mà chúng ta nên đọc các sách chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử cách thận trọng, ư thức rằng phương pháp này có thể bị bóp méo bởi những thiên lệch duy lư và chủ quan. Khi giải thích Thánh Kinh, điều chắc chắn nhất là luôn luôn tuyệt đối trung thành với giáo huấn của Huấn Quyền. ĐTC Bênêđictô XVI nhắn nhủ chúng ta trước Kinh Truyền Tin ngay sau Thánh Lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 26 tháng 10 năm 2009 rằng: “Một bài chú giải Thánh Kinh hay cần có cả phương pháp Phân Tích Lịch Sử lẫn phương pháp Thần học, bởi v́ Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa trong các chữ của loài người. Điều này có nghĩa là mọi đoạn văn phải được đọc trong khi luôn để tâm đến tính duy nhất của tất cả Thánh Kinh, truyền thống sống động của Hội Thánh và ánh sáng Đức Tin. Thánh Kinh đúng là một tác phẩm văn chương, và hơn nữa, là một bộ luật của nền văn hóa phổ quát, nhưng không được cướp mất yếu tố Thiên Chúa của Thánh Kinh, mà trái lại, phải được đọc trong cùng một Chúa Thánh Thần là Đấng viết Thánh Kinh.”
    .

    (Đề Nghị 26) là của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ XII, dịch sang tiếng Việt là “Mở rộng triển vọng khoa nghiên cứu chú giải hiện nay”.

    Bạn đọc có thể đọc thêm phần “PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỊCH SỬ” trong bài “Hướng Dẫn Giải Thích Thánh Kinh theo Công Giáo” do Phạm Xuân Khôi dịch từ "A Catholic Guide to Biblical Interpretation" của John Gresham ở đây.

    (C̣n tiếp)

  2. #92
    Truc Vo.
    Khách

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    IV. Các sách có chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử.
    1. Sách tiếng Anh và tiếng Việt có chú giải Thánh Kinh theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử

    Muốn t́m hiểu chuyên sâu các sách Thánh Kinh chúng ta cần đọc nhiều sách chú giải Kinh Thánh. Trong các sách chú giải này có các chú thích (Note), hay chú giải (Commentary), giải nghĩa các chữ khó và giải nghĩa từng câu trong bản văn Kinh Thánh. Ngoài ra, phần dẫn nhập (Introduction) trong mỗi sách cho ta biết thêm về những vấn đề có liên quan đến lịch sử mỗi quyển sách. Cho nên muốn hiểu rơ Sách Thánh, chúng ta cần hiểu rơ các chữ khó, các câu văn và các phần dẫn nhập.
    Trong các phần sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số sách tiếng Anh và tiếng Việt có chú giải Kinh Thánh, đa số các sách này đều dùng phương pháp phân tích lịch sử.

    a. Sách tiếng Anh
    Trong bài “Hướng Dẫn Giải Thích Thánh Kinh theo Công Giáo” do Phạm Xuân Khôi dịch có nói đến các sách giải thích Thánh Kinh theo phương pháp lịch sử và liệt kê các sách sau đây:

    • The Collegeville Bible Commentary. Giải thích Thánh Kinh theo phương pháp lịch sử và từ chương bởi các học giả Công Giáo dùng ngôn ngữ dễ hiểu.
    • New Jerome Biblical Commentary (Prentice Hall) Giải thích Thánh Kinh theo phương pháp phân tich lịch sử có tính cách lư thuyết được soạn thảo bởi các học giả Công Giáo. Sách này là bản tu chính của sách The New Jerome Bible Handbook (Liturgical Press), là sách có tính cách b́nh dân hơn.
    • Farmer, William R., et al. The International Bible Commentary: A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century
    Sách gồm những bài giải thích dựa theo lịch sử, văn học và mục vụ do nhiều học giả trên toàn cầu đóng góp. Có nhiều bài giới thiệu tốt.

    Chúng tôi xin tŕnh bày thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về các sách nói trên.

    The New Jerome Biblical Commentary - 1st Edition


    Chủ biên các đề tài riêng biệt (Editor of Topical Articles): Raymond E. Brown S.S. (1928 - 1998), linh mục thuộc Hội Linh mục Xuân Bích.
    Lm. Raymond E. Brown có hai bằng tiến sĩ về Thần học và Ngôn Ngữ Semitic (nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Á Phi, thông dụng ở Bắc Phi và tây nam Châu Á). Ông là giáo sư Kinh Thánh ở các đại học Công giáo và Tin Lành. Ông là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh các năm 1972 và 1996.
    Lm. Brown là một trong những học giả Công giáo đầu tiên ở Hoa Kỳ sử dụng các phương pháp phân tích lịch sử để nghiên cứu Kinh Thánh. Năm 1943, Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành thông điệp "Divino Afflante Spiritu” (Linh hứng từ Chúa Thánh Thần) bày tỏ chấp thuận các phương pháp phân tích lịch sử trong việc giải thích Kinh Thánh. Đối với Lm. Brown, đây là một "Đại hiến chương cho tiến bộ trong việc giải thích Kinh Thánh".
    Được coi là một trong những học giả Kinh Thánh ưu việt của Mỹ, Lm. Brown đă được trao bằng tiến sĩ danh dự của 24 trường đại học tại Hoa Kỳ và châu Âu - nhiều trường từ các tổ chức Tin Lành.

    Chủ biên các chú giải về Cựu Ước (Editor of Old Testament Commentary Articles): Lm. Joseph A. Fitzmyer (1920 - x), Ḍng Tên, tiến sĩ Thần học và Ngôn Ngữ Semitic. Ông tốt nghiệp Thánh kinh Học viện ở Roma. Dạy ở các đại học Công giáo Mỹ.

    Chủ biên các chú giải về Tân Ước: Lm. Roland E. Murphy (1917 - 2002), Ḍng Đức Bà Trên Núi Camêlô, tiến sĩ thần học và tốt nghiệp Thánh kinh Học viện ở Roma. Roland E. Murphy là giáo sư Kinh Thánh ở Catholic University of America và Duke University. Ông là thành viên của ban dịch thuật bản dịch New American Bible 1970 (NAB).

    Các tác giả chính (Contributors): 74 học giả Thánh Kinh, đa số là các linh mục Tiến sĩ.
    Bản dịch Kinh Thánh tham chiếu (Reference): dùng nhiều bản dịch: Revised Standard Version (RSV), New America Bible (NAB), New Jerusalem Bible (NJB), New Jewish Version (NJV) và New English Bible (NEB). Trong sách chỉ có các chú giải, không có bản văn Kinh Thánh nào. Trong sách c̣n có một số bài viết riêng về Chúa Giêsu, Giáo Hội thời tiên khởi, phái Ngộ Đạo (Gnosticism), giáo hội thời kỳ sau 12 Thánh Tông Đồ (subapostolic) v.v...

    Sách chú giải từng câu trong bản văn Kinh Thánh.

    Tiêu đề của cuốn sách có nêu tên Thánh Jerome, chỉ để vinh danh Thánh Jerome rất nổi tiếng với bản dịch tiếng Latinh (Vulgate). Thánh Jerome không có “trực tiếp” đóng góp các chú giải trong The New Jerome Biblical Commentary.

    Sách dày: 890 trang.
    Nhà xuất bản: Pearson; 1 edition (1989).
    Giá bán trên Amazon: sách cũ từ $35.40; sách mới từ $47.26. (Giá các sách là giá ngày 6/ 10/2015).
    Đánh giá của khách hàng: 4.5 trên 5 sao.
    Nhận xét của 104 khách hàng ở đây.

    Sách The New Jerome Biblical Commentary c̣n có một ấn bản tóm tắt (Summary) với tựa đề là The New Jerome Bible Handbook. Bạn đọc có thể đọc các chi tiết về sách này ở đây.

    The International Bible Commentary, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century


    Các chủ biên chính:
    • William R. Farmer là một Mục sư Giám Lư (Methodist Minister), giáo sư Tân Ước ở Perkins School of Theology, một trường đại học về Thần học của phái Giám lư, Tin Lành, ở Dallas, Texas.
    • David Laird Dungan, Mục sư Giáo Hội Truởng Lăo (Presbyterian), được sinh ra ở Trung Quốc. Tiến sĩ thần học từ trường Harvard. Ông là giáo sư ở University of Tennessee.
    • Sean McEvenue, tiến sĩ, là giáo sư thần học Cựu Ước ở Đại học Concordia tại Montreal, Canada. Ông tốt nghiệp Thánh kinh Học viện ở Roma. Ông là chuyên gia về Kinh Thánh Do thái.
    • Armando J. Levoratti là giáo sư môn Cựu Ước tại chủng viện Seminario Mayor ở La Plata, Argentina, nơi đào tạo các linh mục Công giáo. Ông là một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh.

    Bản dịch Kinh Thánh tham chiếu: bản dịch Revised Standard Version (RSV) và New Revised Standard Version (NRSV). Các ấn bản trên là các bản dịch của Tin Lành.

    Trong sách cũng có môt số chủ đề riêng biệt như How to interpret the Bible, Patristic Exegesis of the Books of the Bible v.v…

    Các tác giả chính: 71 học giả Thánh Kinh, từ 32 quốc gia trên 6 châu lục nên tựa sách có chữ International. Sách có đóng góp của các học giả Kinh Thánh từ nhiều phái khác nhau của Kiô giáo, do đó sách c̣n được gọi là sách đại kết, hay liên tôn, Ecumenical. Tuy có nhiều tác giả thuộc tôn giáo khác nhau, nhưng sách The International Bible Commentary có các xét duyệt Nihil Obstat và Imprimatur của Huấn Quyền Công giáo La Mă, nên các tín hữu Công giáo an tâm đọc.

    Sách dày: 1986 trang.
    Nhà xuất bản: Liturgical Press (1998)
    Giá bán trên Amazon: sách cũ từ $34.99; sách mới từ $72.99.
    Đánh giá của khách hàng: 4.8 trên 5 sao.
    Nhận xét của 8 khách hàng ở đây.

    The Collegeville Bible Commentary, Old Testament


    Chủ biên tổng quát (General Editor): Bà Dianne Bergant, C.S.A., Ph. D., giáo sư môn Old Testament Studies ở đại học Catholic Theological Union, Chicago.

    Các tác giả chính: 22 học giả Thánh Kinh, đa số là các linh mục.
    Bản dịch Kinh Thánh tham chiếu: New America Bible (NAB).

    Sách dày: 880 trang.
    Nhà xuất bản: Liturgical Press; First edition (1992)
    Giá bán trên Amazon: sách cũ từ $1.48; sách mới từ $38.94.
    Đánh giá của khách hàng: 4.3 trên 5 sao.
    Nhận xét của 18 khách hàng ở đây.

    The Collegeville Bible Commentary, New Testament


    Chủ biên tổng quát: Lm. Robert J. Karris, Ḍng Phanxicô, Tiến sĩ thần học. Cựu giáo sư môn New Testament ở đại học Catholic Theological Union, Chicago.

    Các tác giả chính: 11 học giả Thánh Kinh, đa số là các linh mục.
    Bản dịch Kinh Thánh tham chiếu: New America Bible (NAB).

    Sách dày: 464 trang.
    Nhà xuất bản: Liturgical Press; First edition (1992)
    Giá bán trên Amazon: sách cũ từ $0.76; sách mới từ $47.75.
    Đánh giá của khách hàng: 4.6 trên 5 sao.
    Nhận xét của 21 khách hàng ở đây.

    (C̣n tiếp)

  3. #93
    Truc Vo.
    Khách

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 7)

    New American Bible Revised Edition


    Các tác giả chính: Theo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, bản dịch New American Bible Revised Edition (NABRE) “là đỉnh cao của gần 20 năm làm việc của một nhóm gần 100 học giả và các nhà thần học, bao gồm các giám mục, hiệu đính viên và biên tập viên".

    Sách có chú thích, chú giải, tham khảo chéo, các dẫn nhập và toàn bộ bản văn Kinh Thánh.

    Sách dày: 1776 trang.
    Nhà xuất bản: Saint Benedict Press (2010)
    Giá bán trên Amazon (B́a mềm): sách cũ từ $12.99; sách mới từ $16.30.
    Đánh giá của khách hàng: 4.3 trên 5 sao.
    Nhận xét của 191 khách hàng ở đây.

    Bản NABRE đă được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dùng trong website của ḿnh để làm tài liệu học hỏi Thánh Kinh.
    Bản văn NABRE trên internet với đầy đủ bản văn Kinh Thánh, các chú giải và phần dẫn nhập ở đây.

    Trong phần dẫn nhập của bài dịch “Hướng Dẫn Giải Thích Thánh Kinh theo Công Giáo”, Phạm Xuân Khôi đă phân loại "New American Bible" vào các sách theo phương pháp Phân Tích Lịch Sử khi viết:
    “Tiếc rằng phần lớn các sách giáo khoa của Công Giáo Âu Mỹ về Thánh Kinh ngày nay đi theo trường phái thuần Phân Tích Lịch Sử, bởi v́ họ bỉ ảnh hưởng bởi các học giả Thánh Kinh thuần Lịch Sử vĩ đại như Cha Raymond E. Brown và đồng bạn, mà điển h́nh là hai sách "New Jerome Biblical Commentary" và "Collegeville Biblical Commetaries", cũng như các bài mở đầu và các chú giải của sách "New American Bible"”.

    Harper’s Bible Commentary.

    Trong bài viết “Có thể dùng TỰ ĐIỂN và SÁCH CHÚ GIẢI bằng tiếng Anh nào để học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh?”, ở phần “II. Commentary / General Commentary”, Lm. Lê Minh Thông, có liệt kê 5 sách chú giải Kinh Thánh trong đó có 4 sách đă nói ở trên. Lm. Lê Minh Thông, Ḍng Đa Minh, Tiến sĩ thần học từ Đại Học Công Giáo Lyon, Pháp; ông là một thành viên tích cực của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Quyển sách thứ năm theo Lm. Lê Minh Thông giới thiệu là sách Harper’s Bible Commentary.


    Chủ biên: James L. Mays, Tiến sĩ, là giáo sư Hebrew và Cựu Ước tại Union Theological Seminary ở Richmond, Virginia, một chủng viện của Giáo Hội Trưởng Lăo (Presbyterian Church), Tin Lành.

    Các tác giả chính (Contributors): 83 học giả Thánh Kinh.

    Sách dày: 1344 trang.
    Nhà xuất bản: Harper & Row Publishers (1988)
    Giá bán trên Amazon: sách cũ từ $2.07; sách mới từ $15.85.
    Đánh giá của khách hàng: 5.0 trên 5 sao.
    Nhận xét của 6 khách hàng ở đây.

    Không thấy có tài liệu nào nói về các chú giải trong sách Harper’s Bible Commentary có theo Phương Pháp Phân Tích Lịch Sữ hay không. V́ do Lm. Lê Minh Thông giới thiệu, nên chúng tôi cũng xin ghi ra đây để bạn đọc tiện tham khảo.

    b. Sách tiếng Việt
    Trong các bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt trong Giáo hội Công Giáo Việt Nam, chỉ có hai bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” và “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người” là có các chú giải phong phú nhất.
    Theo tính toán ước tính của chúng tôi, chỉ để in các phần dẫn nhập, chú thích và chú giải th́ bản dịch Kinh Thánh - Lời Chúa Cho Mọi Người cần ít nhất 600 trang và bản dịch Kinh Thánh ấn bản 2011 cần ít nhất 1000 trang.

    Kinh Thánh ấn bản 2011


    Kinh Thánh ấn bản 2011
    Dịch giả: Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
    Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2011
    Giá: 320.000 đồng VN (khoảng 16 đôla)
    Khổ sách: 17 x 24 cm
    Trang: 2800

    Bạn đọc có thể xem chi tiết Kinh Thánh ấn bản 2011 ở đây.

    Đánh giá Kinh Thánh ấn bản 2011, trong bài “Để đào sâu Kinh Thánh và Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ ở Việt Nam”, ông Đỗ Mạnh Tri, tác giả của nhiều bài viết rất có giá trị về Giáo Hội Công giáo Việt nam, đă viết:“Tuy nhiên, cho dù không vào chi tiết nội dung của bộ sách tầm cỡ có đến 2800 trang này, người ta có thể khẳng định không sợ sai lầm rằng, cho đến giờ này, đây là bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ hay nhất. Bởi hai lư do: đây là tác phẩm của những người có tŕnh độ và của cả một tập thể.”
    Cá nhân chúng tôi hoàn toàn đồng ư với lời nhận xét ở trên của ông Đỗ Mạnh Tri.

    Kinh Thánh ấn bản 2011 đă được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ ở Việt Nam đưa lên mạng để làm tài liệu học hỏi Thánh Kinh với đầy đủ bản văn Kinh Thánh, các chú giải và các phần dẫn nhập theo địa chỉ ở đây.

    Kể từ ngày 7 tháng 4 năm 2015, NPDCGKPV yêu cầu bạn đọc ghi danh đăng kư mới được vào đọc bản văn Kinh Thánh ấn bản 2011. Nếu bạn đọc nhấp chuột vào trang mạng “Lời Chúa Cho Mọi Người” của NPDCGKPV và thấy “cửa sổ” sau đây xuất hiện, nếu bạn đọc chưa từng ghi danh, bạn đọc hăy nhấp chuột vào Đăng kư, bỏ ra vài phút ghi danh rồi hăy vào đọc. Đăng kư ghi danh miễn phí.


    So sánh các phần dẫn nhập và các chú giải trong sách, cá nhân chúng tôi thấy cách viết trong Kinh Thánh ấn bản 2011 rất giống với cách viết trong New American Bible, nên chúng tôi tạm cho rằng Kinh Thánh ấn bản 2011 được viết theo Phương Pháp Phân Tích Lịch Sữ.

    Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người


    Kinh Thánh. Lời Chúa cho mọi người (khổ nhỏ)
    Dịch giả: Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
    Nhà xuất bản: Tôn Giáo, 2014
    Giá: 250.000 đồng (khoảng 12 đôla)
    Khổ sách: 14 x 21,5 cm
    Trang: 2204

    Theo Lm. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh OFM, Thường trực Ban Điều Hành NPDCGKPV, th́ bản văn “Kinh Thánh – Lời Chúa cho mọi người” cũng là bản văn “Kinh Thánh ấn bản 2011”.

    Điểm khác nhau là các chú giải và các dẫn nhập. Trong “Kinh Thánh – Lời Chúa cho mọi người”, các chú giải và các dẫn nhập là dịch từ bản dịch La Bible Des Peuples, 1998, do hai anh em linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault viết, nhưng trong “Kinh Thánh ấn bản 2011” các chú giải và các dẫn nhập là do NPDCGKPV viết.

    Không thấy có tài liệu nào nói về các chú giải và các dẫn nhập do hai anh em linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault viết có theo Phương Pháp Phân Tích Lịch Sữ hay không.

    Bạn đọc có thể xem chi tiết Kinh Thánh - Lời Chúa Cho Mọi Người, ấn bản 2014, ở đây.

    Bạn đọc có thể đọc bản dịch La Bible Des Peuples với đầy đủ bản văn Kinh Thánh, các phần dẫn nhập và chú thích của hai anh em linh mục Bernard Hurault và Louis Hurault bằng tiếng Pháp ở đây.

    Chỉ cần tốn khoảng 100 đôla là chúng ta có thể mua hầu như tất cả các sách được giới thiệu ở trên (mua sách cũ) và chúng ta có đủ tài liệu cần thiết để t́m hỉểu Kinh Thánh tương đối đầy đủ cho một giáo dân, có thể nói là quá đầy đủ, muốn t́m hiểu Lời Chúa.

    Thật ra các sách được giới thiệu ở trên, không do đa số các sách dùng Phương Pháp Phân Tích Lịch Sữ để giải thích Kinh Thánh, mà c̣n là các sách được đa số đọc giả ưa thích nhất hiện nay.

    Nếu bạn đọc là các tín hữu Thiên Chúa giáo và nếu các bạn “làm biếng” mua sách th́ theo tôi các bạn chỉ cần đọc các chú giải trên hai trang mạng sau đây là cũng quá tốt rồi:
    http://kinhthanhchomoinguoi.org/ban-dich-kt/1/ (Xin nhớ chịu khó ghi danh)

    http://usccb.org/bible/books-of-the-bible/index.cfm

    Trong các phần trên chúng tôi chỉ giới thiệu các sách chú giải Kinh Thánh cần đọc để t́m hiểu chuyên sâu Kinh Thánh cho các độc gỉa là các tín hữu Công giáo La Mă.

    Với bạn đọc là Anh Em Tin Lành, xin các bạn hăy vào đọc các trang mạng sau đây có rất nhiều các chú giải Kinh Thánh vừa rộng lại vừa sâu. Trước hết là các chú giải Kinh Thánh (Bible Commentaries) theo rất nhiều học giả Tin Lành ở đây.

    Xin bạn đọc nhớ chọn bản dịch (trong số NIV, NLT, ESV, BSB, NAS v.v...), Sách (Genesis, Exodus v.v… trong số 39 sách), Chương (Chapter), Câu (Version), Chú giải (Commentary, có rất nhiều sách chú giải trong mục này) và Ngôn ngữ (Language).

    Bạn đọc là Anh Em Tin Lành cũng có thể vào đọc các chú giải Kinh Thánh viết rất dễ hiểu ở đây.

    (C̣n tiếp)

  4. #94
    Truc Vo.
    Khách

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 7)

    V. Đọc Thánh Kinh theo phương pháp Lectio Divina.
    Từ thế kỷ VI, Lectio Divina đă là một truyền thống đọc Kinh Thánh của Ḍng Biển Đức nhằm thúc đẩy sự hiệp thông với Thiên Chúa và để nâng cao kiến thức về Kinh Thánh. Với tôn chỉ cầu nguyện bằng Kinh Thánh, Lectio Divina không xem Kinh Thánh như một bản văn cần được nghiên cứu, nhưng là Lời Hằng Sống (Living Word).

    Đến thế kỷ XII, Lectio Divina được Guigo II, tu sĩ Ḍng Carthusian, thể chế hoá thành bốn bước và vào đầu thế kỷ XXI tầm quan trọng của Lectio Divina được khẳng định bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI qua Tông Huấn Lời Chúa (Verbum Domini).

    Sau đây là điều, hay số 87, phần chính nói về Lectio Divina, trong tông huấn vừa nói:

    87. “Trong các tài liệu được đưa ra trước và trong Thượng Hội Đồng, có nói tới một số phương pháp để giúp tiếp cận Kinh Thánh có kết quả và trong đức tin. Tuy thế, người ta đă lưu ư nhiều nhất đến Lectio divina, là lối đọc “có khả năng mở các kho tàng Lời Thiên Chúa ra cho tín hữu, và như thế cũng tạo ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Lời hằng sống của Thiên Chúa”. Ở đây, tôi muốn nhắc lại vắn tắt những bước căn bản của lectio divina. Nó mở ra bằng việc đọc (lectio) bản văn, việc này dẫn ta một câu hỏi liên quan đến việc hiểu biết trung thực nội dung của bản văn: tự nó, bản văn Kinh Thánh muốn nói ǵ? Nếu không có chặng này, bản văn rất có thể chỉ trở thành một duyên cớ để không bao giờ phải ra khỏi các tư tưởng của chúng ta. Sau đó, là suy niệm (meditatio), với câu hỏi: bản văn Kinh Thánh muốn nói ǵ với chúng ta? Ở đây, mỗi người riêng tư, nhưng cũng trong tư cách là thực tại cộng đoàn, phải để cho ḿnh bị chạm tới và đặt thành vấn đề, bởi v́ đây không phải là cứu xét các lời được nói ra trong quá khứ nhưng là trong hiện tại. Rồi người ta đi tới phần cầu nguyện (oratio) với câu hỏi: Ta phải nói ǵ với Chúa để đáp lại Lời Người? Việc cầu nguyện như là khẩn xin, chuyền cầu, tạ ơn và ngợi khen, là phương cách đầu tiên mà Lời Chúa dùng để biến đổi chúng ta. Cuối cùng, Lectio divina kết thúc bằng sự chiêm ngưỡng (contemplatio), khi đó, ta đón nhận chính cái nh́n của Ngài để phán đoán thực tại như một hồng ân của Thiên Chúa, và chúng ta tự hỏi: Đức Chúa yêu cầu chúng ta phải hoán cải tinh thần, con tim và đời sống như thế nào? Trong Thư gửi tín hữu Rôma, thánh Phaolô khẳng định: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hăy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ư Thiên Chúa: cái ǵ là tốt, cái ǵ đẹp ḷng Chúa, cái ǵ hoàn hảo”. Quả thật, việc chiêm ngưỡng nhắm tạo ra trong ta một cái nh́n thực sự khôn ngoan trên thực tại, như Thiên Chúa nh́n, và kiến tạo trong ta “tư tưởng của Đức Kitô” (1 Cr 2,16). Ở đây, Lời Thiên Chúa xuất hiện như một tiêu chuẩn để biện phân: Lời “sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm t́nh cũng như tư tưởng của ḷng người” (Dt 4,12). Kế đó, cũng nên nhớ rằng Lectio divina không kết thúc trong năng động của nó bao lâu nó chưa mở ra với hành động (actio), thúc đẩy người tín hữu dâng hiến đời ḿnh cho người khác trong t́nh bác ái”.
    (Các chữ in đậm do TV in).

    Chúng ta hăy nghe Đức cha Nguyễn Văn Khảm, nay là Giám mục giáo phận Mỹ Tho, giảng về Lectio divina qua điều 87 nói trên. (Xin bạn đọc nghe băng ghi âm bài giảng “3. Giới thiệu phương pháp Lectio Divina - Đọc sách Thánh” của ĐGM Nguyễn Văn Khảm ở đây.

    Sau đây là bản văn bài giảng của ĐGM Nguyễn Văn Khảm:

    “Hôm nay tôi muốn các anh chị dành ít phút để cũng đọc sách Gioel, Malaki, nhưng mà bằng một h́nh thức hơi khác. Tôi nhớ là khi Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI công bố Tông huấn Lời Thiên Chúa, th́ tôi có giới thiệu với các anh chị và các bạn rồi. Giới thiệu một cách tổng quát thôi. Không biết là các anh chị có dịp đọc không? Những tài liệu như thế này về mặt nội dung đương nhiên là rất quư. Nhưng nếu nó không được đem ra thực hành, th́ nó cũng cứ vậy thôi.
    Cho nên hôm nay tôi muốn cùng với các anh chị xem lại cái lời mời gọi của giáo hội về việc đọc Sách Thánh, nó liên quan trực tiếp đến lớp Thánh Kinh của chúng ta này. Và chúng ta có thể áp dụng vào sinh hoạt lớp của ḿnh, để giờ chia sẻ Lời Chúa trung thực.
    Thế th́, chúng ta cùng nhau đọc lại ở số 87. Ở đây các anh chị không có bản văn, cho nên tôi sẽ đọc cho các anh chị nghe.

    Trước khi vào số 87, th́ Đức Bênêđitô XVI nói thế này:
    “Thượng Hội Đồng nhiều lần nhấn mạnh tới cần phải có một cách tiếp cận bản văn thánh trong tâm thế cầu nguyện, coi như là yếu tố căn bản cho đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu, đang dấn thân vào các thừa tác vụ và các bậc sống khác nhau, và đặc biệt nhắc tới Lectio divina”.

    Trong tiếng latinh, Lectio là đọc, divina là tỉnh từ có nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, hay chúng ta hay dịch là Thần Linh. Để cho nó dễ trong tiếng Việt Nam, ta có thể dịch Lectio divina là đọc Sách Thánh. Đọc Lời Chúa đây này, chứ không phải là đọc một cuốn tiểu thuyết, cũng không phải là đọc một tác phẩm khoa học. Và cũng không phải là đọc một cuốn nghiên cứu. Mà là đọc Lời của Chúa, Sách Thánh.
    Thế th́ cái phương pháp đọc Sách Thánh này, để cho các anh chị dễ nhớ, ta h́nh dung bàn tay ḿnh có năm ngón, th́ phương pháp này cũng có năm bước, mà tôi đọc vắn tắt lại là đọc, suy, cầu, niệm, hành. Có năm bước.

    Đọc
    Thứ nhất là đọc. Các anh chị quen lắm rồi, chúng ta đă gần hai năm học với nhau rồi, tuần nào cũng mở Sách Thánh ra đọc cả, không nhiều th́ ít. Cho nên là đọc. Thế th́ Đức Giáo Hoàng giải thích làm sao bằng việc đọc bản văn, cái việc này dẫn ta tới một câu hỏi liên quan đến việc hiểu biết trung thực, hiểu biết mà hiểu biết trung thực, đúng nội dung của bản văn, bằng cách hỏi: tự nó, bản văn Kinh Thánh muốn nói cái ǵ? Cho nên là trước hết ḿnh phải mở ra, đọc và xem bản văn Kinh Thánh muốn nói cái ǵ?

    Suy
    Bước thứ hai là suy. Suy ở đây là suy gẩm, suy niệm, Meditatio. Đức Giáo Hoàng giải thích suy niệm là chúng ta tự hỏi bản văn Kinh Thánh muốn nói ǵ với tôi? Lúc năy là bản văn Kinh Thánh nói ǵ một cách khách quan. Bây giờ suy niệm là bản văn Kinh Thánh đó nói ǵ với tôi. Tôi đây này, cá nhân, riêng tư trong cái hoàn cảnh cụ thể tôi đang sống đây này. Muốn nói ǵ với tôi. Ở đây, mỗi người riêng tư và cũng trong tư cách cộng đoàn, phải để cho ḿnh bị Lời Chúa chạm đến và đặt thành vấn đề, bởi v́ đây không phải là cứu xét các lời được nói ra trong quá khứ, mà là trong hiện tại. Nghĩa là Chúa đang nói với tôi đây này, trong hoàn cảnh hiện tại tôi đang sống đây.
    Cho nên các anh chị phân biệt hai bước đầu tiên:
    Thứ nhất: Lectio, đọc, xem bản văn Kinh Thánh nói ǵ, một cách tổng quát, khách quan.
    Thứ hai: suy niệm là bản văn Kinh Thánh nói ǵ với tôi, cá nhân hóa, chứ không phải là chung chung. Với tôi và mỗi một người chúng ta sẽ thấy có thể khác nhau, bởi v́ hoàn cảnh sống khác nhau, những vấn đề gặp phải trong đời sống khác nhau.

    Cầu
    Rồi bước thứ ba là ǵ? Cầu nguyện, Oratio. Tức là chúng ta tự hỏi: Tôi phải nói ǵ với Chúa để đáp lại Lời của Người? Cầu nguyện. Lúc năy là ḿnh lắng nghe, xem Chúa nói ǵ với ḿnh qua bản văn Kinh Thánh. Bây giờ cầu nguyện là ḿnh thưa lại với Chúa. Thưa điều ǵ bây giờ? Cầu nguyện như thế mới đúng nghĩa chớ. Cầu nguyện là đối thoại với Chúa, là tṛ chuyện với Chúa kia mà. Nhiều khi vào, ḿnh chả nghe Chúa nói ǵ với ḿnh. Toàn kể Chúa nghe không hà, bắt Chúa nghe phát mệt. C̣n bây giờ, cái bước trước là ḿnh phải nghe Chúa nói cái đă. Rồi sau đó cầu nguyện là ḿnh muốn nói với Chúa. Chúa nói với tôi như thế, th́ bây giờ tôi nói với Chúa điều ǵ? Tôi cầu xin, tôi chuyển cầu, tôi tạ ơn, tôi ngợi khen. Tôi cầu xin điều ǵ cho chính ḿnh? Tôi chuyển cầu điều ǵ cho chồng, cho con, cho bạn bè, cho người hàng xóm đang gặp khó khăn. Tôi tạ ơn Chúa về điều ǵ khi tôi đọc bản văn Kinh Thánh đó. Tôi ngợi khen Chúa điều ǵ khi được tiếp cận với Lời Chúa như vậy? Đấy, cầu nguyện đấy. Tất cả những tâm t́nh chính yếu ở đó.

    Niệm
    Rồi kế đến là ǵ? Contemplatio. Là chiêm niệm. Có một ông cụ già ngày nào ông cũng cứ vào nhà thờ. Ông ngồi đó nh́n lên thánh giá, mà cũng chả thấy ông lần chuổi hay làm ǵ cả. Cha sở mới thắc mắc. Ổng ra ổng hỏi, bảo: “Chớ ông ngồi đây lâu thế làm cái ǵ”? Ông bảo: “Th́ con nh́n Chúa, Chúa nh́n con”. Câu trả lời rất hay nhá. Là chiêm niệm đấy. Đặt ḿnh ở trong cái thế chiêm niệm, ḿnh nh́n Chúa, Chúa nh́n ḿnh. Sống dưới con mắt Chúa. Một cái t́nh trạng chiêm niệm. Ở đây cũng vậy. Khi mà chúng ta chiêm niệm có nghĩa là chúng ta chiêm ngắm Chúa. Và ḿnh nghiền ngẩm xem Chúa muốn ḿnh phải thay đổi điều ǵ trong cuộc sống hiện tại. Chúa muốn ḿnh phải thay đổi cái điều ǵ trong tâm hồn hiện tại. Đặt ḿnh dưới con mắt Chúa mà, chớ không phải con mắt của thế gian, con mắt của người đời, con mắt của người bên ngoài nh́n vào đánh giá, kể cả con mắt chủ quan của ḿnh, mà là dưới con mắt của Chúa, để xem Chúa muốn ḿnh thay đổi điều ǵ?

    Hành
    Và cuối cùng là Actio, tức là hành động. Ḿnh có một hành động cụ thể nào, sau khi ḿnh đă cầu nguyện, đă chiêm niệm như vậy? Hành động cụ thể ra sao cho nó phù hợp với thánh ư của Chúa.

    Tôi dùng năm từ để anh chị em dễ nhớ. Năm ngón tay đây này. Năm bước. Thứ nhất là đọc, thứ hai là suy, thứ ba là cầu, thứ bốn là niệm, tức là chiêm niệm đó. Và thứ năm là hành. Có vậy thôi. Và mỗi khi chúng ta đọc Sách Thánh, tuần nào các anh chị, các bạn chả đọc. Thế th́ mỗi khi chúng ta đọc, chúng ta thử áp dụng cái phương pháp đó coi. Rồi khi ḿnh được Lời Chúa thấm vào rồi th́ đến ngày thứ năm gặp nhau, ḿnh mới chia sẻ cho nhau, chia sẻ cái điều mà Chúa cho ḿnh cảm nhận được khi ḿnh đọc Lời Chúa đó, Lectio divina. Như vậy th́ cái giờ chia sẻ của chúng ta mới phong phú hơn”.
    (Các tiêu đề do TV thêm vào).

    (C̣n tiếp)

  5. #95
    Truc Vo.
    Khách

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 7)

    Thực hành Lectio Divina
    Chúng ta hăy nghe Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giảng về cách thực hành Lectio divina qua cách đọc các câu (Malakhi 3,13-21). Xin bạn đọc nghe băng ghi âm bài giảng “4. Thực hành Lectio Divina - Đọc Malakhi 3,13-21" ở đây.

    Sau đây là bản văn bài giảng thực hành Lectio divina nói trên của ĐGM Nguyễn Văn Khảm:

    “Thế bây giờ chúng ta thực hành để các anh chị không thấy nó quá trừu tượng. Tôi đề nghị chúng ta làm chung với nhau rất đơn sơ thôi. Các anh chị thử lấy sách tiên tri Malaki, ở chương 3, câu 13 cho đến câu 21.
    V́ cái tư thế ghế ngồi của chúng ta nó hơi bất tiện, cho nên các anh chị cứ ngồi tại chổ, không cần phải đứng. Nhưng mà đừng quên cái điều căn bản này: đó là phương pháp học Thánh Kinh 100 tuần cũng như Lectio Divina, đọc Sách Thánh, luôn luôn nói với chúng ta rằng ḿnh không có đọc Lời Chúa như đọc một cuốn sách của người đời, mà là đọc Lời của Chúa. Cho nên luôn luôn đặt ḿnh trong tâm thế cầu nguyện, luôn luôn là như vậy.
    Thành thử ra ta có có thể bắt đầu bằng những tâm t́nh cầu nguyện, để tâm t́nh đó dẫn lối cho chúng ta toàn bộ những bước mà ḿnh sẽ đi kế tiếp đó. Đến khi các anh chị lắng tâm hồn lại một chút.
    Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, Amen.

    Đọc
    Lạy Chúa, con tin Chúa đang ở trước mặt con, Chúa đang nói với con bằng Lời của Chúa. Chúa không chỉ nói với những người Do Thái cách đây 30 thế kỷ, nhưng Chúa đang nói với con trong hoàn cảnh sống hiện nay của con. Xin cho con có được tâm hồn biết lắng nghe để khi con đọc những trang sách này, con nghe được tiếng gọi của Chúa cho đời sống của con ngày hôm nay.
    Chúng ta cùng đọc chương 3, từ câu 13 đến câu 21. Đọc một cách chậm răi và chú tâm.
    (Xin xem các chú giải từ đ, e, g… đến y ở P/S bên dưới – Ghi chú của TV)

    Chúng ta vừa đọc xong đoạn văn trong sách Malaki.

    Suy
    Bước kế tiếp là suy niệm, suy gẩm. Tôi tự hỏi trong bản văn Thánh Kinh tôi vừa đọc có mấy hạng người. Nh́n thoáng qua th́ thấy có hai hạng người: thứ nhất là những người công chính, những người phụng thờ Thiên Chúa. Và thứ hai là những người kẻ kiêu ngạo, những kẻ làm điều ác, những kẻ không phụng thờ Thiên Chúa. Nh́n thoáng qua th́ có thể thấy hai hạng người đó. Nhưng nếu nh́n kỹ hơn th́ c̣n có hạng người thứ ba. Hạng người thứ ba là những người phụng thờ Thiên Chúa, nhưng đôi lúc lại cảm thấy đức tin của ḿnh bị lung lay. Đôi lúc lại tự nhủ phụng thờ Chúa thật là viễn vông, tuân giữ lệnh truyền của Chúa th́ có ích ǵ? Những kẻ kiêu căng kia mới có phúc. Nó làm điều ác mà nó vẫn thịnh đạt. Nó thử thách Chúa mà nó có bị hề hấn ǵ đâu. Cho nên ngoài hai hạng người rất rơ c̣n có hạng người thứ ba tin Chúa, thờ phượng Chúa, nhưng nhiều lúc đức tin bị lung lay. Bây giờ tôi tự hỏi thêm nếu xếp hạng th́ tôi sẽ thuộc loại nào. Mỗi người chúng ta phải tự trả lời trước mặt Chúa, nếu xếp loại th́ ḿnh thuộc loại nào? Có thuộc loại người công chính, phụng thờ Chúa không? Hay là thuộc loại kiêu căng, làm điều ác, thử thách cả Chúa. Hay là thuộc loại người thờ phuợng Chúa, nhưng nhiều lúc lại bị lung lạc trong đức tin, không dám sống trọn vẹn cho Chúa theo huấn lệnh của Người. Tôi thuộc loại nào?

    Cầu
    Sau khi chúng ta suy niệm vắn tắt như vậy th́ ḿnh cầu nguyện, th́ thưa lại với Chúa từ hoàn cảnh sống cụ thể của ḿnh. Ḿnh có tâm t́nh nào, có khó khăn nào, có ước vọng ǵ ḿnh thưa với Chúa?

    Niệm
    Và bước kế tiếp là bước mà hầu hết chúng ta cảm thấy rất khó, gọi là chiêm niệm. Ḿnh đến với Lời Chúa không phải chỉ bằng cái đầu suy nghĩ. Ḿnh đến với Chúa c̣n bằng trái tim, bằng cả con người, cả cuộc sống của ḿnh. Cho nên chiêm niệm là chấp nhận để ḿnh sống trong tỉnh lặng, 5 phút, 10 phút. Nếu chưa quen th́ ít nhất là vài ba phút tỉnh lặng, đặt ḿnh trước mặt Chúa vậy. Để Chúa nh́n ḿnh, để từ từ ḿnh khám phá xem là Chúa muốn ḿnh thay đổi điều ǵ trong trái tim, trong cuộc sống, trong suy nghĩ của ḿnh.
    Đây là điều rất khó, nhưng mà chính cái điều rất khó này giúp cho Lời Chúa đi sâu vào trong ḷng chúng ta nhiều hơn. Và cũng như bất cứ một tập quán, một thói quen tốt nào, phải tập mới được. Chứ không không phải tự nhiên mà có. Nhân đức là một thói quen tốt, cho nên phải tập th́ mới có thói quen tốt đó được.

    Hành
    Và sau khi chiêm ngắm như vậy, sau khi đă suy niệm, đă cầu nguyện và chiêm ngắm th́ để Lời Chúa đi vào trong đời sống của ḿnh. Có một cái nét nhỏ nào đó mà ḿnh cảm thấy là cái bản văn Kinh Thánh này gợi ư cho ḿnh để ḿnh sữa đổi. Ví dụ: cho đến bây giờ tôi vẫn hay đi xem bói. Sâu xa của việc xem bói là cái ǵ? Là v́ tôi không tin vào Chúa trọn vẹn. Tôi tin đấy, nhưng mà không tin hoàn toàn. Cho nên tôi muốn nhờ cái ông thầy bói đó cho tôi biết trước chuyện này chuyện nọ. Hoặc là cái cách ḿnh phản ứng trong cuộc sống với người này người kia. Người ta dùng thủ đoạn, người ta làm điều xấu đối với ḿnh, ḿnh cũng lại dùng thủ đoạn ḿnh làm lại.
    Mỗi người có thể thấy một cái nét nào đó trong đời sống của ḿnh mà khi ḿnh đọc bản văn Kinh Thánh này, đọc Lời Chúa này, làm cho ḿnh được đánh động, ḿnh có một cái hành động cụ thể quyết tâm cầu xin Chúa giúp cho ḿnh sửa đổi được điều đó.
    **
    Thưa các anh chị tôi cố gắng tŕnh bày cho nó thật là đơn sơ thôi, để các anh chị không có cảm thấy ǵ mà nó cao xa quá. Nghe Lectio Divina, tưởng chỉ mấy ông cha, mấy ông thầy trong nhà ḍng mấy ổng làm. Không có đâu.

    Tất cả chúng ta đều được giáo hội mời gọi để đọc Sách Thánh. Và nếu mà ḿnh cứ thường xuyên tiếp cận như vậy đó, tiếp cận với Lời Chúa như thế đó th́ chắc chắn là dần dần tâm hồn của chúng ta sẽ được thấm nhiều hơn. Lời Chúa đi vào trong tâm hồn của ḿnh và từ ở trong tâm hồn đi vào đời sống của ḿnh. Mỗi một tuần các anh chị được gợi ư là đọc cả một cuốn sách, ví dụ Malaki và Gioel. Hai sách ngắn cho nên một tuần chúng ta đọc. Mà v́ chúng ta phải đọc một lúc cả 7, 8 chương sách như vậy, cho nên tôi h́nh dung ra là ta sẽ đọc qua loa. Hoặc là đọc cho nó biết chuyện. Thế th́ không nhất thiết là cả 7, 8 chương sách mà các anh chị phải đọc theo cái kiểu như tôi hướng dẫn vừa rồi. Nhưng mà có môt đoạn thôi. Các anh chị có thể chọn lấy một đoạn ḿnh cũng đọc trong tuần như vậy, nhưng mà có một đoạn ḿnh cảm thấy nó thấm hơn. Bảo đăm là như thế trong 7, 8 chương sách thế nào cũng có một đoạn ḿnh cảm thấy nó gần gủi với tâm hồn ḿnh hơn. Thế th́ hăy chọn cái đoạn đó. Đọc lại, suy niệm, cầu nguyện, chiêm ngắm và có hành động cụ thể.

    Có 5 bước thôi: đọc, suy, cầu, niệm, hành. Có vậy thôi. Cứ nhớ 5 ngón tay mà nhớ tới 5 bước đó.

    Mỗi một tuần mà chúng ta thực hành được điều đó một lần trong ṿng 15 phút, 20 phút cho một bản văn Thánh Kinh th́ ḿnh sẽ cảm thấy là Lời Chúa càng lúc càng gần gủi với ḿnh hơn. Rồi đến khi gặp nhau chia sẻ trong nhóm, ḿnh không những chia sẻ cái kiến thức, cái sự hiểu biết, nhưng mà c̣n chia sẻ cho nhau cái cảm nhận cá nhân của ḿnh đối với Lời Chúa và những chia sẻ đó nó giúp cho chúng ta lớn lên trong đời sống đức tin. Cho nên hôm nay tôi không có ư giải thích nhiều bản văn ở trong sách Malaki và Gioel, nhưng tôi muốn lập lại những điều quan trọng. Đó là Lectio Divina, đọc Sách Thánh, rồi cùng với các anh chị làm một cách đơn sơ thôi, không thấy nó quá phức tạp để các anh chị có thể tiếp tục ở trong đời sống của ḿnh”.
    (Các tiêu đề do TV thêm vào).

    Bạn đọc có thể t́m hiểu thêm lư thuyết và thực hành cách đọc Sách Thánh bằng phương pháp Lectio Divina với các tài liệu sau đây:
    • Bài viết “Lectio divina - Cầu nguyện bằng Kinh Thánh” của Lm FX Vũ Phan Long, OFM, bề trên cộng đoàn tu viện Phanxicô – Đakao.
    • Bài viết “Thực Hành Lectio Divina - Ư Nghĩa Lectio Divina” của Joseph Hưng, O.Carm và bài viết “Phương Pháp Đọc, Suy Niệm Lời Chúa Và Cầu Nguyện (Lectio Divina)” của Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. Hai bài viết này của hai đan sĩ Ḍng Anh Em Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh (Ḍng Camêlô). Ḍng này thuộc loại ḍng tu kín, trong đó các đan sĩ sống chung với nhau, ngoài các giờ lao động tự cấp tự túc, suốt ngày đọc kinh cầu nguyện và đọc Sách Thánh theo phương pháp Lectio Divina.
    • Bài viết “Lectio Divina - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa” của viện phụ Fr. M. Bảo Tịnh Ocist của Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca. Viện phụ là Đan Viện Trưởng; theo đặc ân của Ṭa Thánh, Viện phụ có phẩm phục như Giám mục gồm mũ, nhẫn và gậy. Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca thuộc Ḍng Xitô, một nhánh của Ḍng Biển Đức. Ḍng này cũng thuộc loại ḍng tu kín, ngoài các giờ lao động tự cấp tự túc, suốt ngày đọc kinh cầu nguyện và đọc Sách Thánh cũng theo phương pháp Lectio Divina.

    Bạn đọc xin nhớ nhấp chuột vào các nội dung trong cột Mục Lục bên trái và cũng không quên nhấp chuột vào PHỤ LỤC.

    (C̣n tiếp)

    P/S:
    Nhân tiện để bạn đọc thấy các chú thích và chú giải trong bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ rất phong phú, chúng tôi in đoạn (Mk 3,13-21) ở trên và các chú thích và chú giải của đoạn này dưới đây theo h́nh chụp và h́nh scan.

    Các chữ viết tắt trong các chú thích và chú giải ở trên: c= câu; cc = các câu; ds= dịch sát; x. = xem; HR= Bản Híp-ri (Do Thái); LXX= Bản dịch Bảy Mươi (Hy-lạp); XR = bản dịch Xy-ri, hay bản Peshitta. Chữ viết tắt các Sách Thánh (Tv, Gr, G, Xh, Đnl) có trong Bài 2.

  6. #96
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 7)

    Các biến thể của phương pháp đọc Thánh Kinh theo Lectio Divina
    Số bước, hay giai đoạn, thực hành phương pháp đọc Thánh Kinh theo Lectio Divina tùy theo đối tượng thực hành.

    Qua điều 87 trong Tông Huấn Lời Chúa (Verbum Domini), Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI nêu ra năm bước (Đọc, suy, cầu, niệm và hành. Xin xem post # 94) cho phương pháp đọc Thánh Kinh theo Lectio Divina; Lectio Divina năm bước này thường được áp dụng cho mỗi cá nhân.

    Trong các đan viện, hay ḍng tu kín, nơi các đan sĩ sống chủ yếu là cầu nguyện, chiêm niệm, tự hành xác và lao động tự cung tự cấp, nên thường áp dụng Lectio Divina chỉ có 4 bước. Các đan sĩ thường không cần bước thứ năm là Hành (Actio). Xin xem các bài viết “Thực Hành Lectio Divina - Ư Nghĩa Lectio Divina” của Joseph Hưng, O.Carm, và bài viết “Lectio Divina - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa” của viện phụ Fr. M. Bảo Tịnh Ocist.

    Trong quyển sách nhỏ, “LECTIO DIVINA ĐỌC SÁCH THÁNH - Hướng dẫn cầu nguyện với Kinh Thánh”, tác giả Marc Sévin chủ trương Lectio Divina chỉ có 3 giai đoạn, hay 3 bước, khi viết nơi trang 44 như sau:

    “Ba, bốn hay tám giai đoạn?
    Trong tập nhỏ này chúng tôi tŕnh bày việc “Đọc Sách Thánh” qua ba giai đoạn. Có nhiều người lại thích nói đến bốn giai đoạn:
    1. Đọc (hoặc quan sát)
    2. Suy niệm
    3. Cầu nguyện
    4. Chiêm niệm
    Việc chiêm ngắm, nếu nói thật sát nghĩa, đ̣i hỏi sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Có nghĩa rằng nó hoàn toàn vượt ngoài tầm chúng ta. Do đấy, để giản tiện, ở đây chúng tôi chọn đề cập tới hoạt động của người đọc: quan sát, suy niệm và cầu nguyện.”


    Theo tác giả Marc Sévin, bước thứ tư Chiêm niệm (contemplatio) “đ̣i hỏi sự linh hứng của Chúa Thánh Thần”. Điều này chỉ phù hợp với các bậc chân tu, như các đan sĩ, lấy việc suy niệm và cầu nguyện làm vui, làm lẽ sống. Đối với phàm nhân chúng ta, “sự linh hứng của Chúa Thánh Thần” “hoàn toàn vượt ngoài tầm chúng ta”, nên không cần bước chiêm niệm này.

    Khi áp dụng phương pháp đọc Thánh Kinh theo Lectio Divina cho một nhóm, các tác giả “Thủ bản Liên Minh Thánh Tâm 2014” cũng chủ trương giảm bớt bước thứ tư Chiêm niệm (contemplatio), như Marc Sévin chủ trương. Ở trang 229 của “Thủ bản Liên Minh Thánh Tâm 2014” do Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ xuất bản, trong “Điều 1042. Cách Chia sẻ Lời Chúa”, có viết cách vắn tắt như sau:


    So sánh “Cách Chia sẻ Lời Chúa” của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm với phương pháp đọc Thánh Kinh theo Lectio Divina của ĐGH Bênêđitô XVI, chúng ta thấy:

    Ở bước thứ nhất, theo ĐGH Bênêđitô XVI là “đọc (lectio) bản văn, việc này dẫn ta một câu hỏi liên quan đến việc hiểu biết trung thực nội dung của bản văn: tự nó, bản văn Kinh Thánh muốn nói ǵ?
    Để t́m biết trung thực bản văn Kinh Thánh muốn nói ǵ? Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm chọn giải pháp “Người hướng dẫn đọc lời chú giải vài câu khó hiểu nhất (không quá 3 câu)”. Giải pháp này tránh được “giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo”, sẽ được nói ở đoạn sau.

    Ở bước thứ hai, theo ĐGH Bênêđitô XVI là “suy niệm (meditatio) với câu hỏi: bản văn Kinh Thánh muốn nói ǵ với chúng ta?” Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm chọn giải pháp “Mỗi người nói lên một chữ hoặc một câu đánh động tâm hồn ḿnh nhất”. “Một chữ hoặc một câu đánh động tâm hồn ḿnh nhất” theo nhiều người chính là điều Thiên Chúa muốn nói với ta qua đoạn Kinh Thánh mà chúng ta vừa đọc.

    Giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo
    Theo các điều 116 và 117 của sách Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo 1983 có hai nghĩa chính được dùng trong Thánh Kinh: Nghĩa văn tựNghĩa thiêng liêng.

    Điều 116 nói về nghĩa văn tự như sau:
    116-“Nghĩa văn tự: Đây là nghĩa mà lời Thánh Kinh nêu lên và được khoa chú giải khám phá ra khi tuân theo những qui luật để giải nghĩa đúng. "Tất cả các nghĩa trong Thánh Kinh đều dựa vào nghĩa văn tự" (Thánh Tô-ma Aquinô. Tổng luận 1, 1, 10, 1. )”.

    Điều 117 giải thích 3 loại nghĩa của nghĩa thiêng liêng (nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lư và nghĩa thần bí) như sau:

    117-“Nghĩa thiêng liêng: Nhờ sự thống nhất trong ư định của Thiên Chúa, không những bản văn Thánh Kinh, mà cả các thực tại và biến cố được bản văn đề cập đến, đều có thể là những tiên trưng.
    1. Nghĩa ẩn dụ: Chúng ta có thể hiểu thấu đáo hơn các biến cố bằng cách nhận ra ư nghĩa của nó trong Đức Ki-tô. Ví dụ cuộc vượt qua Biển Đỏ là tiên trưng cuộc chiến thắng của Đức Ki-tô, do đó cũng là tiên trưng của phép Thánh Tẩy ( x. 1Cr 10, 2).
    2. Nghĩa luân lư: Các biến cố được Kinh Thánh thuật lại phải dẫn chúng ta đến một cách ăn ở chính trực. Các biến cố đó được viết ra "để răn dạy chúng ta" (1 Cr 10, 11) ( x. Dt 3-4, 11).
    3. Nghĩa thần bí: Chúng ta có thể đọc thấy ư nghĩa vĩnh cửu của các thực tại và biến cố, khi chúng hướng chúng ta về Quê Trời. Ví dụ Hội Thánh dưới đất là dấu chỉ Giê-ru-sa-lem trên trời ( x. Kh 21, 1-22, 5).”

    Danh từ “tiên trưng” trong điều 117 có nghĩa là dấu chỉ (signs).

    Đối với chúng ta, việc đi t́m nghĩa văn tự tương đối dễ: Hăy t́m đọc trong các sách chú giải Kinh Thánh, theo như điều 116 của SGLHTCG gợi ư.

    Trái lại, việc đi t́m nghĩa thiêng liêng, nhất là nghĩa thần bí, không phải là một công việc dễ dàng. Đọc Sách Thánh theo phương pháp Lectio Divina là một phương cách để t́m hiểu nghĩa thiêng liêng của Kinh Thánh. Chúng ta phải có được nhiều ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần th́ mới “nghe” và “thấy” được các nghĩa thiêng liêng. Nếu chúng ta không được nhiều ơn trợ giúp từ Chúa Thánh Thần, chúng ta rất dễ rơi vào giới hạn của phương pháp “Đọc Lời Chúa Theo Lectio Divina” tức là “phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo”.

    Trong bài “Hướng Dẫn Giải Thích Thánh Kinh theo Công Giáo” do Phạm Xuân Khôi dịch có nói đến “Giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo linh đạo”, tức là “Đọc Lời Chúa Theo Lectio Divina”, như sau:

    “Giáo huấn Công Giáo về giải thích Thánh Kinh thường cảnh cáo việc lạm dụng phương pháp giải thích Thánh Kinh theo linh đạo mà dẫn đến các giải thích chủ quan hoặc ức đoán, với đặc tính là quá ngoại ngôn trong mọi chi tiết của các câu Thánh Kinh. Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh cảnh cáo tất cả những giải thích xa lạ với chủ ư đầu tiên của các thánh sử. Người ta có thể t́m thấy ư nghĩa đầy đủ và thâm sâu hơn của các câu Kinh Thánh trong lịch sử cứu độ khi các câu này được thể hiện qua việc Chúa Giêsu xuống thế, nhưng những giải thích theo linh đạo không được tự tách rời khỏi nguồn gốc của nó mà ở đó Lời nguyên thủy của Thiên Chúa được truyền thông trong lịch sử.
    Đọc Thánh Kinh theo linh đạo cũng phải tránh các giải thích theo cá nhân. Người ta phải đọc và suy niệm về Thánh Kinh trong Đức Tin của Hội Thánh.”

    Trong bài “Lectio divina - Cầu nguyện bằng Kinh Thánh”, Lm FX Vũ Phan Long, OFM, bề trên cộng đoàn tu viện Phanxicô – Đakao cũng có viết trong bước thứ hai, Suy niệm (Meditatio) như sau:

    Có thể dùng một quyển đối chiếu, một từ điển Kinh Thánh, một quyển chú giải của các Giáo Phụ. Dĩ nhiên đây không phải là học Kinh Thánh, mà lấp đầy khoảng cách giữa bản văn và ta, nhờ thế tránh khỏi chủ quan khi gán cho bản văn những ư nghĩa nó không muốn nói”.

    Nói chung, giới hạn của phương pháp đọc Thánh Kinh theo Lectio Divina là chúng ta rất dễ rơi vào trường hợp giải nghĩa Kinh Thánh theo ư riêng của ḿnh.

    (C̣n tiếp)
    Last edited by Truc Vo; 17-10-2015 at 12:02 PM.

  7. #97
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 7)

    VI. Giới thiệu “Lớp Thánh Kinh 100 tuần”
    Trước khi đi vào bài chót, “Bài 8: Tóm tắt các điểm quan trọng của 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước trong Giáo hội Công Giáo”, của loạt bài “T́m hiểu tổng quát về Thánh Kinh”, chúng tôi xin giới thiệu “Lớp Thánh Kinh 100 tuần” với hy vọng là sau khi nghe xong bất cứ sách nào mà bạn đọc muốn t́m hiểu, bạn đọc sẽ biết được những điểm chính và tóm tắt giáo huấn chính yếu trong mỗi sách trong 73 sách của bộ Thánh Kinh trong Giáo hội Công giáo La Mă. Hy vọng là các bài giảng trong “Lớp Thánh Kinh 100 tuần” sẽ giúp chúng ta hiểu Thánh Kinh một cách sâu sắc hơn.

    1. Nguồn gốc “Lớp Thánh Kinh 100 tuần”
    Bài viết “Giới thiệu lớp Thánh Kinh 100 tuần” của ĐGM Nguyễn Văn Khảm có nói về nguồn gốc “Lớp Thánh Kinh 100 tuần” như sau:

    “Phương pháp Học Thánh Kinh trong 100 Tuần được khơi nguồn từ cha Marcel Le Dorze, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Paris làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Cha Marcel sinh tại Brittany, Pháp, năm 1919; gia nhập Hội Thừa Sai Paris từ năm 1946; làm việc tại giáo xứ Ueno, Tokyo từ năm 1955-1987. Chính ở đây, ngài bắt đầu mời gọi giáo dân cùng đọc Thánh Kinh với ngài. Nhiều người đáp ứng lời mời gọi đó và điều mà chính bản thân ngài cũng không ngờ là sau đó, phương pháp này đă lan rộng đến khắp nơi trên nước Nhật và kế tiếp là Hàn quốc”.



    Sách “Thánh Kinh 100 Tuần” của Lm. Marcel Le Dorze, M.E.P. (Mission Etrangère de Paris).

    Tháng 10/2005 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, lúc đó là Giám đốc Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, mở lớp “Thánh Kinh 100 Tuần” khóa I, dựa vào sách “Thánh Kinh 100 Tuần” của Lm. Marcel Le Dorze.

    Lm. Nguyễn Văn Khảm tốt nghiệp tiến sĩ Thần học Mục vụ (Pastoral Theology) tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ (The Catholic University of America) ở Washington, D.C., Hoa Kỳ năm 2004.

    Thần học Mục vụ là một phân nghành của Thần học Kitô giáo (Thần học), liên hệ đến Mục vụ, hay công việc và bổn phận của người mục tử (tức các giám mục, linh mục và ngay cả giáo dân).

    Năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô (Benedict) XVI bổ nhiệm Lm. Nguyễn Văn Khảm làm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận TP. HCM.

    Cho đến khi được ĐGH Phanxicô (Francis) bổ nhiệm làm Giám mục Chính ṭa Giáo phận Mỹ Tho năm 2014, ĐGM Nguyễn Văn Khảm đă tổ chức được 4 khoá lớp học “Thánh Kinh 100 Tuần” tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. HCM. Số học viên tham dự rất đông, trung b́nh khoảng 400-500 giáo dân tham dự mỗi khóa, tuy mỗi khóa học kéo dài trong gần 3 năm, trong đó 2 năm học Cựu Ước và 1 năm học Tân Ước. Nghệ thuật thuyết giảng của Lm. Nguyễn Văn Khảm đă được nhiều giáo dân của nhà thờ Đức Bà Sài g̣n khen ngợi khi Lm. Nguyễn Văn Khảm làm linh mục phụ tá Giáo xứ Chính ṭa ở nhà thờ Đức Bà trong các năm 1987-1999.

    2. Nội dung Lớp Thánh Kinh 100 tuần
    Trong bài viết “Giới thiệu lớp Thánh Kinh 100 tuần” của ĐGM Nguyễn Văn Khảm có nói về “Đặc điểm lớp Thánh Kinh 100 tuần” như sau:

    “Đọc Thánh Kinh trong 100 tuần là phương pháp giúp người tín hữu đọc toàn bộ Thánh Kinh từ đầu đến cuối, để có được tầm nh́n tổng quát và rơ ràng về toàn bộ lịch sử cứu độ cũng như ư nghĩa của lịch sử đó cho đời sống Hội Thánh cũng như đời sống đức tin của ta ngày nay.
    Để đạt mục đích trên, toàn bộ Thánh Kinh được chia thành 120 bài (chứ không chỉ 100!), mỗi tuần một bài. Những bài này không chỉ nhằm giúp học viên gia tăng kiến thức Thánh Kinh nhưng c̣n giúp nuôi dưỡng đời sống đức tin cá nhân cũng như xây dựng Giáo Hội qua việc cầu nguyện và chia sẻ trong nhóm.
    Phương pháp khai triển
    Các bài học được sắp xếp theo thứ tự từng cuốn sách trong bộ Thánh Kinh, và theo thứ tự các chương trong mỗi cuốn.
    Trong mỗi bài, có những điểm chung:
    - Chắt lọc những điểm chính trong bản văn,
    - Song song với những điểm chính là những trích đoạn Thánh Kinh,
    - Tóm tắt giáo huấn chính yếu của mỗi cuốn sách.”


    Qua lớp học này ĐGM Nguyễn Văn Khảm c̣n giải đáp nhiều thắc mắc rất bổ ích và thú vị.

    Bài viết “Giới thiệu lớp Thánh Kinh 100 tuần” c̣n nói về “Phương pháp thực hiện” dành cho các học viên trực tiếp tham gia lớp học này. Ở đây rất nhiều bạn đọc không có điều kiện tham gia trực tiếp lớp học nói trên, nên chúng tôi chỉ lưu ư đến phần nội dung “Lớp Thánh Kinh 100 tuần” như đă nêu ở trên.

    Dầu chỉ được nghe các bài giảng của ĐGM Nguyễn Văn Khảm, hy vọng qua các bài giảng của lớp học này sẽ giúp chúng ta hiểu Thánh Kinh một cách sâu sắc hơn.

    3. Các đường dẫn vào các bài giảng của Lớp Thánh Kinh 100 tuần
    Mỗi tuần sẽ có từ 2 đến 6 bài giảng trong các băng ghi âm. Xin bạn đọc nhấp chuột vào các đường dẫn (links) các băng ghi âm sau đây và chọn bài giảng muốn nghe.

    Giới thiệu

    Tuần 1: Sách Sáng Thế, chương 1 – 2

    Tuần 2: Sách Sáng Thế, chương 3 – 5

    Tuần 3: Sách Sáng Thế, chương 5 – 11

    Tuần 4: Sách Sáng Thế, chương 12 – 19

    Tuần 5: Sách Sáng Thế, chương 20 – 25

    Tuần 6: Sách Sáng Thế, chương 25 – 36

    Tuần 7: Sách Sáng Thế, chương 37 – 50

    Tuần 8: Sách Xuất Hành, chương 1 – 7

    Tuần 9: Sách Xuất Hành, chương 7- 15

    Tuần 10: Sách Xuất Hành, chương 16 - 24

    Tuần 11: Sách Xuất Hành, chương 25 – 34

    Tuần 12: Sách Xuất Hành, chương 35-40

    Tuần 13: Sách Lêvi, tổng quát

    Tuần 14: Sách Lêvi, chương 17 – 27

    Tuần 15: Sách Dân Số, chương 1 – 12

    Tuần 16: Sách Dân số, chương 13 – 24

    Tuần 17: Sách Dân số, chương 25 – 36

    Tuần 18: Sách Đệ Nhị Luật, chương 1-11

    Tuần 19: Sách Đệ Nhị Luật, chương 12-26

    Tuần 20: Sách Đệ Nhị Luật, chương 27-34

    Tuần 21: Sách Gio-sua

    Tuần 22: Sách Thủ lănh

    Tuần 23: Sách Bà Rút, chương 1 - 4

    Tuần 24: Sách Samuel 1, chương 1-15

    Tuần 25: Sách Samuel 1, chương 16 – 31

    Tuần 26: Sách Samuel 2, chương 1-12

    Tuần 27: Sách Samuel 2, chương 13-34

    Tuần 28: Sách Các Vua 1, chương 1-11

    Tuần 29: Sách Các Vua 1, chương 12-22

    Tuần 30: Sách Các Vua 2, chương 1-13

    (C̣n tiếp)

  8. #98
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 7- Các phương tiện dùng để t́m hiểu chuyên sâu Thánh Kinh

    (Tiếp theo Bài 7)

    3. Các đường dẫn vào các bài giảng của Lớp Thánh Kinh 100 tuần - Tiếp theo

    Tuần 31: Tổng kết sách Các Vua

    Tuần 32: Sách Amos

    Tuần 33: Sách Hô-sê, chương 1-7

    Tuần 34: Sách Hô-sê, chương 8-14

    Tuần 35: Sách Các Vua 2, chương 14-35

    Tuần 36: Sách Isaia, chương 1-7

    Tuần 37: Sách Isaia, chương 8-12

    Tuần 38: Sách Isaia, chương 13 – 23

    Tuần 39: Sách Isaia, chương 24 – 39

    Tuần 40: Sách Mica

    Tuần 41: Sách Nahum, Sophonia, Habakuc

    Tuần 42: Sách Giêrêmia

    Tuần 43: Sách Giêrêmia, chương 13 – 23

    Tuần 44: Sách Giêrêmia, chương 24 – 39

    Tuần 45: Sách Giêrêmia, chương 40 – 52

    Tuần 46: Sách Ai Ca - Barúc - Thư Giêrêmia

    Tuần 47: Sách Êzêkiel, chương 1-12

    Tuần 48: Sách Êzêkiel, chương 13-24

    Tuần 49: Sách Êzêkiel, chương 25-36

    Tuần 50: Sách Êzêkiel, chương 37-48

    Tuần 51: Sách Isaia II, chương 40-48

    Tuần 52: Sách Isaia II, chương 49-55

    Tuần 53: Sách Ezra và Nehemia

    Tuần 54: Sách Haggai và Zacaria I

    Tuần 55: Sách Giôen và Malakhi

    Tuần 56 & Tuần 57: Sách Isaia III & Dacaria II

    Tuần 58: Sách sử biên niên I & II

    Tuần 59: Sách Châm Ngôn, chương 1-15

    Tuần 60: Sách Châm Ngôn, chương 16-31

    Tuần 61: Sách Gióp, chương 1-21

    Tuần 62: Sách Gióp, chương 22 – 42

    Tuần 63: Sách Diễm Ca

    Tuần 64: Sách Giảng Viên

    Tuần 65: Sách Giôna

    Tuần 66: Sách Tobia

    Tuần 67: Sách Giuditha và sách Esther

    Tuần 68 : Sách Macabê 1

    Tuần 69: Sách Macabê 2

    Tuần 70: Sách Daniel, chương 1 – 6

    Tuần 71: Sách Daniel, chương 7 - 12

    Tuần 72: Sách Huấn ca

    Tuần 73: Sách Khôn ngoan

    Tuần 74: Sách Thánh Vịnh

    Tuần 75: Sách Thánh Vịnh (các Thánh Vịnh tạ ơn)

    Tuần 76: Tin Mừng theo Thánh Marco (ch. 1-8)

    Tuần 77: Tin Mừng theo Thánh Marco (ch. 9-16)

    Tuần 78: Thư Thessalonica I và II

    Tuần 79: Thư Ga-lát

    Tuần 80: Thư thứ nhất Côrintô (chương 1 - 7)

    Tuần 81: Thư thứ nhất Côrintô (chương 8 - 12)

    Tuần 82: Thư thứ nhất Côrintô (chương 13 - 16)

    Tuần 83: Thư thứ hai Côrintô (chương 1 - 7)

    Tuần 84: Thư thứ hai Côrintô (chương 8 -13)

    Tuần 85: Thư Rôma (chương 1 - 6)

    Tuần 86: Thư Rôma (chương 6 - 11)

    Tuần 87: Thư Rôma (chương 12 - 16)

    Tuần 88: Thư Philipphê và thư Philêmon

    Tuần 89: Thư Côlôsê và thư Êphêsô

    Tuần 90: TM theo Thánh Matthêu (Ch. 1-6)

    Tuần 91: TM theo Thánh Matthêu (Ch. 7-12)

    Tuần 92: TM theo Thánh Matthêu (Ch.13-19)

    Tuần 93: TM theo Thánh Matthêu (Ch.20-25)

    Tuần 94: TM theo Thánh Matthêu (Ch.26-28)

    Tuần 95: Thư Do Thái (Chương 01-07)

    Tuần 96: Thư Do Thái (Chương 7-13)

    Tuần 97: TM theo Thánh Luca (Ch.1-6)

    Tuần 98: TM theo Thánh Luca (Ch.7-13)

    Tuần 99: TM theo Thánh Luca (ch. 14-19)

    Tuần 100: TM theo Thánh Luca (ch. 19- 24)

    Tuần 101: Sách Công vụ Tông đồ (chương 1 - 8)

    Tuần 102: Sách Công vụ Tông đồ (ch. 9 - 18)

    Tuần 103: Sách Công vụ Tông đồ (ch. 18 - 28)

    Tuần 104: Thư 1 & 2 Timôthê - Thư gửi Titô

    Tuần 105: Thư của Thánh Giacôbê

    Tuần 106: Thư thứ nhất của Thánh Phêrô

    Tuần 107: Thư II Phêrô và thư Giuđa

    Tuần 108: Các thư của Thánh Gioan

    Tuần 109: Khải Huyền (Chương 1 - 11)

    Tuần 110: Khải Huyền (Chương 12 - 22)

    Tuần 111: Tin Mừng Gioan (Chương 1 - 6)

    Tuần 112: Tin Mừng Gioan (Chương 6 - 12)

    Tuần 113: Tin Mừng Gioan (Chương 13 - 17)

    Tuần 114: Tin Mừng Gioan (Chương 18-21)

    (Hết Bài 7)

  9. #99
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo hội Công Giáo.

    I. Mục đích của bài viết

    II. Tài liệu tham khảo

    III. Đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước

    1. Ngũ Thư, hay các Sách Lề Luật:
    Sáng thế (Genesis), Xuất hành (Exodus), Lê-vi (Leviticus), Dân số (Numbers), Đệ nhị luật (Deuteronomy).
    2. Các Sách Lịch Sử:
    Giô-suê (Joshua), Thủ lănh (Judges), Rút (Ruth), 1 Sa-mu-en (1 Samuel), 2 Sa-mu-en (2 Samuel), 1 Vua (1 Kings), 2 Vua (2 Kings), 1 Sử biên niên (1 Chronicles), 2 Sử biên niên (2 Chronicles), Ét-ra (Ezra), Nơ-khe-mi-a (Nehemiah), Tô-bi-a (Tobit), Giu-đi-tha (Judith), Ét-te (Esther), 1 Ma-ca-bê (1 Maccabees), 2 Ma-ca-bê (2 Maccabees).
    3. Các Sách Giáo Huấn:
    Gióp (Job), Thánh vịnh (Psalms), Châm ngôn (Proverbs), Giảng viên (Ecclesiastes), Diễm ca (Song of Songs), Khôn ngoan (Wisdom, or Wisdom of Solomon), Huấn ca (Sirach, or Wisdom of Ben Sira, or Ecclesiasticus).
    4. Các Sách Ngôn Sứ, hay Tiên Tri:
    I-sai-a (Isaiah), Giê-rê-mi-a (Jeremiah), Ai ca (Lamentations), Ba-rúc (Baruch), Ê-dê-ki-en (Ezekiel), Đa-ni-en (Daniel), Hô-sê (Hosea), Giô-en (Joel), A-mốt (Amos), Ô-va-đi-a (Obadiah), Giô-na (Jonah), Mi-kha (Micah), Na-khum (Nahum), Ba-rúc (Baruch), Xô-phô-ni-a (Zephaniah), Khác-gai (Haggai), Da-ca-ri-a (Zechariah) và Ma-la-khi (Malachi).

    IV. Đại cương các điểm chính của 27 sách Tân Ước
    1. Các Sách Tin Mừng, hay c̣n gọi là Phúc Âm:
    Mát-thêu (Matthew), Mác-cô (Mark), Lu-ca (Luke), Gio-an (John).
    2. Sách Lịch Sử Tôn Giáo:
    Công vụ Tông Đồ (Acts of the Apostles).
    3. Các Thư Tôn Giáo Chính Thức, hay Giáo Huấn:
    a. Mười bốn thư của thánh Phao-lô (Paul) gởi cho các giáo đoàn hay các cá nhân riêng biệt: Rô-ma (Romans),1 Cô-rin-tô (1 Corinthians), 2 Cô-rin-tô (2 Corinthians), Ga-lát (Galatians), Ê-phê-xô (Ephesians), Phi-líp-phê (Philippians), Cô-lô-xê (Colossians), 1 Thê-xa-lô-ni-ca (1 Thessalonians), 2 Thê-xa-lô-ni-ca (2 Thessalonians), 1 Ti-mô-thê (1 Timothy), 2 Ti-mô-thê (2 Timothy), Ti-tô (Titus), Phi-lê-môn (Philemon), Híp-ri (Hebrews).
    b. Thư chung của thánh Gia-cô-bê (James).
    c. Hai thư chung của thánh Phê-rô (Peter): 1 Phê-rô (1 Peter), 2 Phê-rô (2 Peter).
    d. Ba thư chung của thánh Gio-an (John): 1 Gio-an (1 John), 2 Gio-an (2 John), 3 Gio-an (3 John).
    e. Thư chung của thánh Giu-đa (Jude).
    4. Sách Tiên Tri:
    Khải Huyền (Revelation).

  10. #100
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Bài 8: Nội dung các điểm chính của 73 Sách Thánh trong Giáo Hội Công Giáo.

    I. Mục đích của bài viết
    Vài năm trước đây khi nghe nói có tới 73 sách trong bộ Kinh Thánh, tôi luôn tự hỏi: không biết “mấy ổng” viết những ǵ mà cần đến 73 quyển sách?!
    Rồi có lúc tôi đọc được ở đâu đó trên mạng, có người nói v́ sao Thánh Kinh chỉ nói đến dân tộc Do Thái? Có phải đạo Thiên Chúa chỉ để dành cho người Do Thái?

    Sau khi nghe các băng ghi âm của “Lớp Thánh Kinh 100 tuần” tôi mới biết được v́ bộ Kinh Thánh ghi lại toàn bộ lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đối với loài người nên mới cần đến 73 quyển sách, để mong ghi lại hầu hết toàn bộ lịch sử cứu độ đó.
    Và cũng v́ lịch sử cứu độ của Thiên Chúa bắt đầu từ dân tộc Do Thái, nên Thánh Kinh mới nói đến dân tộc Do Thái nhiều như thế.

    Trong bài viết này, chúng tôi sẽ ghi lại đại cương các điểm chính của 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước trong bộ Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo La Mă. Với mỗi sách, chúng tôi sẽ ghi lại tóm tắt nội dung với bố cục có ít nhiều chi tiết và ghi rơ “địa chỉ”, tức chương nào và câu số mấy, các điểm chính của mỗi sách. Bài viết này cung cấp dàn bài có chi tiết, một h́nh thức tóm tắt (summary) cho mỗi sách.

    Trong bài viết này chúng tôi sẽ không tự ư giải thích bất cứ một câu văn nào của Kinh Thánh theo ư của riêng ḿnh; chúng tôi chỉ làm công việc tóm tắt các đoạn, các chương trong các sách mà thôi và các đoạn tóm tắt này cũng sẽ được rút ra từ các sách chú giải Thánh Kinh đă được Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo xét duyệt Nihil Obstat và Imprimatur.

    Bài viết này nhằm vào hai đối tượng bạn đọc: bạn đọc chỉ muốn t́m hiểu Kinh Thánh một cách tổng quát và bạn đọc muốn t́m hiểu cặn kẽ Kinh Thánh.

    Đối với những bạn đọc chỉ muốn t́m hiểu Kinh Thánh một cách tổng quát: dàn bài có chi tiết mỗi sách sẽ cho bạn đọc nội dung vắn tắt của mỗi sách. Bạn đọc sẽ biết được nội dung của mỗi sách nói về những ǵ trong đó. Ngoài ra, nếu bạn đọc muốn đọc rơ hơn về các đoạn các câu nào, bạn đọc dễ dàng t́m đến các đoạn các câu muốn t́m hiểu dựa theo số chương và số câu cho trong bài viết.

    Đối với những bạn đọc muốn t́m hiểu cặn kẽ Kinh Thánh: Trước hết bạn hăy đọc dàn bài có chi tiết để có một cái nh́n tổng quát về cuốn sách mà bạn đang muốn đọc. Sau đó bạn đọc cuốn sách từ đầu đến cuối. Và cuối cùng bạn đọc trở lại dàn bài có chi tiết để có một cái nh́n tổng quát sau cùng. Với ba bước: nh́n tổng quát, đi vào chi tiết, rồi trở lại nh́n tổng quát. Với cách đọc như thế, bạn sẽ nắm bắt nội dung cuốn sách một cách rơ ràng hơn và cách đọc này cũng sẽ giúp bạn đọc nhớ nội dung cuốn sách lâu hơn.

    II. Tài liệu tham khảo
    Các tóm tắt nội dung các điểm chính của 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước trong Giáo Hội Công Giáo đều dựa vào các tài liệu tham khảo chính sau đây:

    1.Tài liệu có nguồn từ Công Giáo:
    Các nguồn tài liệu này đă được Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo xét duyệt Nihil Obstat và Imprimatur.

    a. Các phần dẫn nhập trong các bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ: “Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước-1998”, “Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước - Lời Chúa Cho Mọi Người- 2006” và “Kinh Thánh ấn bản 2011”.

    Các phần dẫn nhập của mỗi sách đều có phần bố cục hay nội dung chính của mỗi sách.
    Trong mỗi chương của mỗi sách trong “Kinh Thánh ấn bản 2011” và trong nhiều đoạn đều có các tiêu đề tóm tắt các đoạn. Đa số các tiêu đề này cũng sẽ được dùng trong các tóm lược vắn tắt các sách.

    b. Các phần dẫn nhập (Introductions) của mỗi sách trong bản dịch “New American Bible, Revised Edition”, ấn bản năm 2011, của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ.

    Các phần dẫn nhập của mỗi sách đều có phần bố cục hay nội dung chính của mỗi sách.
    Các tiêu đề trong nội dung bản văn của mỗi sách cũng sẽ được tham khảo.

    c. Phần đại cương (Outline) của mỗi sách trong “The New Jerome Bible Handbook” (Based On The New Jerome Biblical Commentary)- The Liturgical Press 1992 - by Raymond Brown, Joseph A. Fitzmyer & Roland E. Murphy.

    Phần đại cương (Outline) trong “The New Jerome Bible Handbook” là phần bố cục hay nội dung chính của mỗi sách.

    Sách “The New Jerome Biblical Commentary” cũng có phần đại cương (Outline) y hệt như phần đại cương trong sách “The New Jerome Bible Handbook”.

    d. Phần “First Reading” của mỗi sách trong “The International Bible Commentary, A Catholic and Ecumenical Commentary for the Twenty-First Century”-1998.

    Mỗi Sách Thánh trong “The International Bible Commentary” đều có hai bài viết: bài “First Reading” và bài “Second Reading” hay Commentary.
    Bài “The First Reading is the rapid reading to see the book as a whole and to get the general idea (or a glimpse of the general idea), because that general idea is crucial in grasping the real context and sense of individual verses and chapters. (Sách đă dẫn, trang xxxii).

    Xin tạm dịch: “Bài Đọc Một là bài đọc nhanh để xem cuốn sách như một tổng thể và để có được những ư tưởng chung (hoặc một cái nh́n thoáng qua của các ư tưởng chung), bởi v́ ư tưởng chung đó là rất quan trọng trong việc nắm bắt các bối cảnh thực (hay ngữ cảnh thực) và ư nghĩa của các câu riêng rẽ và ư nghĩa của các chương”.

    e. Các tóm tắt của Đức Giám Mục Challoner trong mỗi chương của tất cả các sách trong bản dịch Douay-Rheims -1750.

    Nhờ các tóm tắt của ĐGM Challoner trước mỗi chương của mỗi sách, chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung chính của mỗi chương, nếu gặp chương sách nào đó quá khó hiểu đối với chúng ta khi chúng ta tự t́m hiểu lấy.

    f. Các phần nói về các Sách Thánh trong Tự Điển Bách Khoa Công Giáo -The Catholic Encyclopedia.

    2. Tài liệu có nguồn có thể từ Công Giáo, Tin Lành hay bên ngoài Kitô Giáo: Tự điển bách khoa nguồn mở https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia.

    Nguồn tài liệu này chỉ được chúng tôi dùng trong những vấn đề có tính cách kiến thức tổng quát, không dùng trong các vấn đề liên quan đến việc đánh giá hay suy xét các tín lư hay thần học Công Giáo.

    Chắc có bạn đọc thắc mắc v́ sao chúng ta cần đến nhiều tài liệu tham khảo như thế? Xin thưa là có những chương, những đoạn dù chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn chưa hiểu ư tác giả, tức các thánh kư, muốn nói ǵ. Trong những trường hợp như thế, chúng ta cần phải tham khảo thật nhiều tài liệu mới rơ được ư các thánh kư muốn nói ǵ.

    Và quan trọng hơn là chúng ta “phải cẩn thận t́m hiểu điều các thánh kư thật sự có ư tŕnh bày và điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ của họ”, (GLHTCG 109). Trong các trường hợp này, chúng tôi luôn luôn dùng các chú giải đă được Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo xét duyệt Nihil Obstat và Imprimatur.
    *
    **
    Các chữ viết tắt các sách Thánh Kinh và quy ước viết tắt các sách Thánh Kinh thường được dùng ở Việt Nam sẽ được dùng trong bài viết này (Xin xem “Trong Kinh Thánh: Tên tắt của sách, các chương và các câu được viết thế nào?” ở post # 5).

    Các tên phiên âm từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt là các phiên âm đă được Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dùng trong bản văn “Kinh Thánh ấn bản 2011”.

    Sau mỗi bài tóm lược các sách, chúng tôi sẽ cho 3 đường link của sách đang được nói đến để bạn đọc có thể đọc những phần các bạn quan tâm hay đọc toàn bộ bản văn. Đường links các sách theo ba bản dịch sau đây sẽ được cho:

    • Bản dịch Việt Ngữ “Kinh Thánh ấn bản 2011” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Nếu bạn đọc chưa ghi danh vào trang mạng của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, bạn đọc sẽ không thể vào đọc được. V́ lư do này chúng tôi sẽ cho đường dẫn vào trang mạng “Chứng Nhân Đức Kitô”; trang mạng này có đăng bản dịch “Kinh Thánh ấn bản 2011” của NPDCGKPV, nhưng không có các phần dẫn nhập và các chú giải.

    Nếu muốn đọc bản văn với đầy đủ các phần dẫn nhập và các chú giải, xin hăy ghi danh vào trang mạng của NPDCGKPV để được đọc bản văn gốc “Kinh Thánh ấn bản 2011” với đầy đủ các phần dẫn nhập và các chú giải theo đường link ở đây.

    • Bản dịch Việt Ngữ Kinh Thánh Cựu ƯớcKinh Thánh Tân Ước của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR, Ḍng Chúa Cứu Thế.

    Bản dịch Việt Ngữ của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn đăng ở trên chỉ có bản văn, không có các phần dẫn nhập và chú giải.

    • Bản tiếng Anh theo bản dịch New American Bible Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

    Để tiện cho bạn đọc tra cứu khi cần, các tên tiếng Anh được chua thêm trong các ngoặc đơn (), cạnh các tên phiên âm tiếng Việt. Các tên tiếng Anh được lấy từ bản dịch New American Bible, Revised Edition của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ.

    (C̣n tiếp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 14
    Last Post: 06-11-2012, 12:53 AM
  2. Replies: 15
    Last Post: 06-07-2012, 09:59 AM
  3. Báo Việt Nam nói về độc quyền vàng để ổn định kinh tế
    By NguờiPhu_KhuânVác in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 04-12-2011, 06:17 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 26-10-2011, 07:59 AM
  5. Kính chuyển và nhờ phổ biến - đa tạ
    By gt2012 in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 02-06-2011, 05:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •