Page 2 of 11 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 109

Thread: Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Về chuyến công du Hoa Kỳ của Tập Cận B́nh
    - Nhị Khê

    Thời Báo Online
    The Vietnamese Newspaper



    Mồng một Tết Con Rồng (23/01/20123), Ṭa Bạch Ốc công bố việc phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ thăm Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 02/2012. Trước ngày trở thành người đứng đầu đảng và nhà nước Trung Quốc theo kiểu "Made in China", chuyến công du Hoa Kỳ của phó CT Tập Cận B́nh được nhiều tờ báo Mỹ và các nước phương Tây, nhiều nhà b́nh luận thời sự thế giới và các học giả nghiên cứu về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chú ư đến.
    Văn pḥng báo chí Ṭa Bạch Ốc thông báo phó CT Tập Cận B́nh đến công du Hoa Kỳ theo lời mời của phó TT Joe Biden để đáp lại chuyến công du Trung Quốc của ông Biden hồi tháng 08/2011. Trong thời gian ở Hoa Thịnh Đốn, ngoài cuộc "hẹn ḥ" với TT Obama ở Ṭa Bạch Ốc trong ngày Lễ T́nh Nhân, Tập Cận B́nh hội đàm với phó TT Joe Biden, ăn trưa với Ngoại trưởng Hillary Clinton, cùng các quan chức cao cấp khác của Hoa Kỳ trao đổi các ư kiến về những vấn đề liên quan đến hai quốc gia, t́nh h́nh khu vực và thế giới. Lịch công du của Tập Cận B́nh chiều ngày 15/02 là đi Muscatine, một thị trấn nhỏ ở miền đông tiểu bang Iowa, gặp lại 17 người bạn cũ từng quen thân khi Tập Cận B́nh đến vùng này học tập và nghiên cứu cách đây 27 năm (1985). Sau đó họ Tập mới về thủ phủ Des Moines hội kiến Thống đốc tiểu bang Terry Edward Branstad, cũng là người bạn già đă quen nhau 27 năm về trước. Ngày 16/02, sau khi đi tham quan một nông trại ông lên đường đi thăm thành phố Los Angeles bàn về tiềm năng đầu tư lớn hơn của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và tham dự một cuộc hội nghị liên quan đến đầu tư...
    Theo các quan chức Hoa Kỳ, chuyến đi Hoa Kỳ lần này của phó CT Tập Cận B́nh nhằm xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa ông với Joe Biden bắt nguồn từ chuyến đi Trung Quốc của phó TT Mỹ, đồng thời xây dựng quan hệ với TT Obama trong cuộc gặp giữa hai người ở Ṭa Bạch Ốc trong ngày Lễ T́nh Nhân. Dịp này, Hoa Kỳ nghiên cứu tỉ mỉ các ngôn từ và hành động của Tập Cận B́nh để có thể t́m hiểu việc ông quản trị Trung Quốc thế nào trong thập niên tới, ai là người thân cận nhất của ông trong số những nhà lănh đạo khác. Bữa ăn trưa Ngoại trưởng Hillary Clinton chiêu đăi ngày 14/02 và chuyến thăm Ngũ Giác đài cùng ngày cũng giúp quan chức Hoa Kỳ có cơ hội t́m hiểu quan điểm của họ Tập về chiến lược quốc pḥng mới của Hoa Kỳ, trong đó tập trung vào khu vực Châu Á và những điểm nóng chính trong khu vực, đặc biệt là Bắc Hàn và Biển Đông. Phía Hoa Kỳ cũng đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với Iran và gia tăng áp lực của cộng đồng quốc tế đối với Syria.

    Sứ mạng của Tập Cận B́nh
    Bước vào năm 2012, công tác đối ngoại quan trọng của Trung Quốc là chuẩn bị và thực hiện tốt đẹp chuyến công du Hoa Kỳ của phó CT Tập Cận B́nh, người sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc sau đại hội đảng lần thứ 18 được tổ chức vào hạ tuần tháng 9 hoặc thượng tuần tháng 10/2012; trở thành Chủ tịch nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa 12 sẽ diễn ra vào đầu năm 2013; tất nhiên cũng sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng Quân sự của ĐCS và CHNDTH theo kiểu Made in China. Chuyến công du Hoa Kỳ của Tập Cận B́nh lần này có ư nghĩa thực tế, không phải chỉ có tính chất chào hỏi ngoại giao. Cũng có thể nói, chuyến đi của Tập Cận B́nh chỉ là, trước khi được chuyển giao quyền lực, ông ta thông qua con đường ngoại giao t́m hiểu t́nh h́nh thế giới bên ngoài, đồng thời để các nước có cơ hội hiểu biết nhà lănh đạo mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngoài việc "làm quen với thế giới bên ngoài", chuyến đi của Tập Cận B́nh lần này c̣n có những sứ mạng đặc biệt.

    Sứ mạng chính trị: Tập Cận B́nh công du Hoa Kỳ đúng vào dịp Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh "giải tỏa băng giá" tṛn bốn chục năm. Bốn mươi năm trước, cố TT Hoa Kỳ Richard Nixon (20/01/1969 - 09/081974) đi thăm Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Trung Quốc thiết lập văn pḥng đại diện hai nước ở Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, năm 1979 chính thức bang giao. Bắc Kinh muốn nhân dịp này kỷ niệm sự kiện lịch sử đó để "hâm nóng" mối quan hệ "lúc nóng lúc lạnh" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngày 16/01/2012, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày cố TT Richard Nixon thăm Bắc Kinh, Tập Cận B́nh nói Hoa Thịnh Đốn nên có cái nh́n khách quan và hợp lư về các mục tiêu chiến lược và con đường phát triển của Trung Quốc. Cũng trong bài phát biểu đó, ông chính thức loan báo chuyến công du Hoa Kỳ của ḿnh, kêu gọi hai bên cần phải thận trọng khi đề cập đến những vấn đề lớn và nhạy cảm liên quan đến quyền lợi căn bản của mỗi nước để tránh chệch hướng và thụt lùi trong quan hệ.
    Chuyến công du của Tập Cận B́nh lần này cũng là dịp giúp ông ta t́m hiểu sâu sắc t́nh h́nh mới của Hoa Kỳ, khảo sát những vấn đề c̣n tồn tại giữa hai nước, t́m hiểu tiến tŕnh phát triển trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tạo điều kiện tiếp tục thực hiện "quan hệ hợp tác bạn bè tôn trọng lẫn nhau và 2 bên cùng có lợi" TT Obama và CT Hồ Cẩm Đào đă nêu ra trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á Châu và Thái B́nh Dương năm 2011 tại Honolulu.

    Sứ mạng chiến lược: Đây là sứ mạng vô cùng quan trọng. Trong dịp Tập Cận B́nh công du Hoa Kỳ, quan hệ chiến lược giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh có những thay đổi lớn. Trong chiến lược trở về Châu Á và Thái B́nh Dương của Mỹ và ư đồ xâm chiếm Biển Đông cũng như muốn làm chủ Châu Á của Trung Quốc đă khiến cho quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh gặp nhiều sóng gió. Đặc biệt trong năm 2011 chúng ta đă chứng kiến những bất đồng, căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia liên quan đến tranh chấp Biển Đông hay việc Hoa Kỳ gia tăng quân sự tại Châu Á và Thái B́nh Dương. Tháng 11/2011, tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á và Thái B́nh Dương, TT Obama khẳng định Hoa Kỳ cam kết sẽ đóng vai tṛ lănh đạo tại khu vực này. Đối với Hoa Kỳ, những vấn đề lớn như tranh chấp Biển Đông, không đơn thuần chỉ là những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước lân cận. Ít hay nhiều cũng liên quan đến quyền lợi của Hoa Thịnh Đốn.
    Trong khi đó, Bắc Kinh lại không muốn Hoa Thịnh Đốn can thiệp vào những chuyện như vậy. Trung Quốc coi sự hiện diện ngày càng lớn mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt tăng cường quân sự trong khu vực này nhằm mục đích giới hạn, ngăn ngừa Trung Quốc trỗi dậy và phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh... Ngoài vấn đề Biển Đông, Hoa Kỳ và Trung Quốc c̣n có nhiều bất đồng lớn khác:
    Trong khi Hoa Kỳ coi Đài Loan là nơi có quan hệ chặt chẽ về kinh tế và an ninh đối với Hoa Thịnh Đốn, t́m mọi cách giúp Đài Bắc pḥng chống bất cứ đe dọa quân sự nào từ phía Bắc Kinh, Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lănh thổ của ḿnh. Bắc Kinh luôn luôn dùng chiêu bài "thống nhất" t́m cách sát nhập đảo quốc này vào lănh thổ của cái gọi là "Cộng ḥa Nhân dân trung Hoa". Bởi vậy nước này thường phản ứng gay gắt trước bất cứ hợp tác quân sự nào giữa Hoa Thịnh Đốn và Đài Bắc theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act). Năm 2011, đă xảy ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khi Hoa Thịnh Đốn thỏa thuận nâng cấp phi đội chiến đấu cơ F-16 đă cũ của Đài Bắc. Theo nhận định của giáo sư Chris Dixon, nhà nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chính trị ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu các Chính sách Quốc tế (Global Policy Insitute) Luân Đôn, ngoài vấn đề Đài Loan, vai tṛ của Hoa Kỳ trong quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, hay với bán đảo Triều Tiên cũng là những vấn đề quan trọng và nhạy cảm.
    Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị và Quân sự của Hudson Institute ở Nữu Ước, từng viết bài đăng trên The Diplomat cho rằng, Trung Quốc và Hoa Kỳ đang là hai đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng khu vực có thể dẫn đến t́nh trạng đối đầu trong việc tranh giành vai tṛ lănh đạo khu vực. Thậm chí căng thẳng trong quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể gia tăng nếu Mitt Romney, ứng viên Đảng Cộng Ḥa, đắc cử TT trong kỳ bầu cử cuối năm nay. Lư do v́ ông Romney là kẻ chống Trung Quốc và muốn cứng rắn với Bắc Kinh hơn nữa. Có thể v́ ư thức được những bất đồng hiện tại cũng như những nguy cơ tiềm tàng dẫn đến căng thẳng và xung đột giữa hai nước, trong bài phát biểu trong dịp kỷ niệm 40 năm phá tan băng giá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 16/01, Tập Cận B́nh nhấn mạnh không nên để quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng.
    Nhân quyền cũng là điểm nóng khiến cho quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thêm căng thẳng. Trước ngày Tập Cận B́nh đến Hoa Kỳ, ngày 09/02, phó TT Joe Biden đă tiếp các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc ở Hoa Kỳ bàn về các vấn đề Ṭa Bạch Ốc gọi là sự suy thoái "trong t́nh h́nh nhân quyền tại Trung Quốc". Nhiều người tin chắc vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận khi Tập Cận B́nh đến Hoa Thịnh Đốn. Trước đó, ngày 25/01/2012, Tổ chức theo dơi nhân quyền (Human Rights Watch) đă gửi cho TT Obama một lá thư trong đó tổ chức này nêu những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, kêu gọi ông phải đề cập đến nhân quyền khi gặp phó CT Trung Quốc Tập Cận B́nh cũng như áp dụng những biện pháp khác nhau để vấn đề nhân quyền được thảo luận công khai trong dịp ông ta công du Hoa Kỳ. Hơn nữa, TT Obama từng khẳng định, cổ vơ dân chủ, tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của ông. Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Úc hôm 17/11/2011, ông Obama từng nhấn mạnh "Dân chủ và phát triển kinh tế luôn song hành. Thịnh vượng mà không có tự do dân chủ chỉ là h́nh thức khác của sự nghèo khó". Bởi vậy, dù biết Tập Cận B́nh và những người tháp ṭng không muốn nghe, chắc chắn ông Obama cũng vẫn đề cập đến vấn đề nhạy cảm này.
    Về kinh tế, Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh cũng không t́m được tiếng nói chung. Nhiều lần Hoa Kỳ lên tiếng yêu cầu Trung Quốc thả nổi đồng nhân dân tệ nhưng Bắc Kinh cương quyết không phá giá đồng tiền của ḿnh. Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp gây bất lợi cho các công ty và sản phẩm của Hoa Kỳ. Ngày 24/01, trong dịp đọc diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc hội, TT Obama xác định chiến lược cho nỗ lực tái tranh cử của ông bằng việc công kích sự bất b́nh đẳng về kinh tế, đặc biệt ông mănh liệt đả kích chính sách kinh tế mới của Trung Quốc. Kư giả Michael Wines của tờ New York Times ở Bắc Kinh, khi nói về phản ứng của Trung Quốc đối với lời phê phán của TT Obama đă cho biết, các nhà lănh đạo Trung Quốc cho rằng TT Obama chuẩn bị ra tranh cử lần thứ 2, phát biểu những lời như vậy cũng không có ǵ lạ. Tuy nhiên, những lời phê phán đó cũng khiến cho họ “mất ăn mất ngủ”.
    Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ bất đồng về các vần đề liên quan đến hai nước, khu vực, c̣n có nhiều khác biệt liên quan đến các vấn đề quốc tế quan trọng khác. Gần đây, Trung Quốc lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt Iran của Hoa Kỳ, mặc dù tháng 12/2011 Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner thăm Trung Quốc vận động Bắc Kinh hợp tác trong vấn đề này. Việc Trung Quốc cùng Cộng ḥa Nga phủ quyết một nghị quyết về Syria được Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm 04/02/2012, một lần nữa cho thấy sự bất đồng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Cộng ḥa Nga. Hoa Thịnh Đốn đă gay gắt chỉ trích sự phủ quyết của hai nước này. Vẫn theo giáo sư Chris Dixon, Trung Quốc sẽ rất khó t́m được tiếng nói chung với Hoa Kỳ về các vấn đề tại Trung Đông, đặc biệt là Iran. Lư do v́ Iran là một trong những nước cung cấp dầu cho Trung Quốc, Bắc Kinh luôn bất b́nh và giận dữ với bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng cho nước này. Đó là những vấn đề Tập Cận B́nh cần phải đối diện trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này.
    Nói tóm lại, Tập Cận B́nh có làm tṛn sứ mạng của ḿnh trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 02/2012 hay không c̣n tùy thuộc vào nhiều nhân tố tất nhiên và ngẫu nhiên. Ngoài sự đối lập sâu sắc về h́nh thái ư thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, lĩnh vực kinh tế cũng xuất hiện nhiều xung đột như đă tŕnh bày ở trên, là điều khiến cho hai nước không thể xích gần lại nhau được. Ngoại trừ, những lúc hai nước này cần phải dựa vào nhau để xử lư những vấn đề quốc tế quan trọng. Hoa Kỳ phải dựa vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn, vận động Trung Quốc không mua dầu mỏ của Iran để trừng phạt nước này ngoan cố trong việc phát triển hạt nhân phục vụ cho chiến tranh... Bởi vậy quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ khi nóng khi lạnh.
    Trong chuyến công du lần này và sau này lănh đạo đất nước Trung Quốc, Tập Cận B́nh phải đối đầu với nhiều tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy nhiên, ông ta vẫn lạc quan cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn có thể có chung lập trường khi phải đối mặt với các vấn đề quốc tế quan trọng cần đến sự hợp tác giữa hai nước như nguy cơ ngoại giao, thay đổi khí hậu, năng lượng, quan hệ buôn bán cũng như giải quyết nguy cơ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu...

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Tàu ngư chính Trung Quốc hạch sách tàu khảo sát của Nhật





    Tokyo: (AP) Trong hôm thứ hai ngày 20 tháng Hai, chính quyền Nhật đă chính thức phản đối việc tàu ngư chính của Trung Quốc gây khó dễ cho các tàu khảo sát của Nhật, đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền về kinh tế của xứ này.
    Theo bản tin th́ vào ngày ngày 19-2, một tàu Trung Quốc đă áp sát tàu khảo sát Shoyo của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật khi tàu này đang khảo sát khoa học ở khu vực cách đảo Kumejima của tỉnh Okinawa khoảng 170 km.
    Tàu Trung Quốc yêu cầu tàu Nhật phải ngừng các hoạt động khảo sát. Tàu Shoyo đă trả lời qua radio rằng hoạt động nghiên cứu của tàu là hợp pháp và được thực hiện trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc "tiếp tục quấy rối" tàu Shoyo trong khoảng 20 phút sau. Kyodo News cho biết trong cuộc họp báo ở Tokyo, ông Fujimura tuyên bố hành vi của tàu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”. Đây là lần thứ ba một tàu Trung Quốc đ̣i tàu nghiên cứu Nhật phải ngừng hoạt động trong vùng biển đặc quyền của Nhật ở biển Hoa Đông.

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Tiết lộ chấn động của quan chức công an Trung Quốc


    Wang Lijun, quan chức cao cấp của Trung Quốc t́m cách đào thoát sang Hoa Kỳ hồi tuần trước có một câu chuyện để kể về việc ông ta đă tham gia vào hàng ngàn tội ác tàn bạo.

    Wang Lijun, cựu giám đốc Sở Công an và phó thị trưởng của siêu đô thị Trùng Khánh ở vùng tây nam Trung Quốc, lo sợ rằng Bạc Hy Lai, bí thư Thành ủy Trùng Khánh, định ám sát ḿnh, hôm 6 tháng 2 đă chạy tới Lănh sự quán Mỹ ở Thành Đô, cách 4 giờ xe hơi về phía tây.


    Ông này đă ở trong lănh sự quán hơn 24 giờ và theo tin của Radio France International, đă tiết lộ cho các viên chức lănh sự quán các chi tiết về những tội ác mà ông ta và Bạc Hy Lai đă gây ra. Sau đó ông này đă rời khỏi Thành Đô dưới sự bảo vệ của các nhân viên an ninh Bắc Kinh.
    Nổi bật trong số những tội ác của Wang là việc ông ta tham gia vào việc cưỡng bức mổ lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm, một việc mà chính quyền Trung Quốc đă phủ định. Trong sự nghiệp trước kia của ḿnh, Wang đă từng có một bài phát biểu trong đó ông ta nói về sự dính líu của ḿnh vào việc mổ lấy nội tạng.


    Wang Lijun, cựu giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, tham dự một cuộc họp chính trị hồi tháng 3 năm 2011. Vào tháng 2 năm nay, số phận chính trị của ông này đă bị định đoạt. (Feng Li/Getty Images)
    Giải thưởng dành cho Wang
    Hồi năm 2006, 3 năm sau khi trở thành giám đốc Sở Công an thành phố Jinzhou, tỉnh Liêu Ninh, ông Wang đă được trao một giải thưởng – nhưng không phải là v́ pḥng chống tội phạm. Wang đă thực hiện một nghiên cứu tiên phong về cách tốt nhất để cấy ghép nội tạng lấy từ các tù nhân – những người có thể là vẫn c̣n sống khi các nội tạng của họ bị lấy đi – và đă mài rũa các kỹ thuật của ḿnh trong hàng ngàn cuộc thử nghiệm thật.



    Wang đă được nhận giải thưởng này hồi tháng 9 năm 2006 từ Quỹ Khoa học Công nghệ Guanghua, một tổ chức từ thiện được giao nhiệm vụ đề cao khoa học công nghệ trong thanh niên. Theo trang web của tổ chức này, quỹ nằm dưới sự lănh đạo trực tiếp của Đoàn Thanh niên Trung Quốc.

    Trong bài phát biểu nhận giải của Wang, ông ta cảm ơn các nhân viên của Quỹ Guanghua đă “vất vả đi đến” tỉnh Liêu Ninh để quan sát công việc của ḿnh.

    Ông ta c̣n nhớ một lần khi các nhân viên của Quỹ Guanghua phải vội trở về từ nước ngoài để xem thử nghiệm. “Họ muốn chứng kiến việc cấy ghép tạng và xem xét từ quan điểm của họ: ghép tạng có lợi cho công chúng và cải thiện việc bảo vệ pháp luật Trung Quốc theo một cách nhân đạo và dân chủ,” Wang nói.

    “Như tất cả chúng ta đă biết, cái gọi là ’nghiên cứu tại hiện trường’ là kết quả của hàng ngàn ca cấy ghép tại chỗ,” ông ta nói thêm.

    Wang nhận giải thưởng với tư cách là giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu Tâm lư Hiện trường”, mà theo trang web của Bộ Thương mại, trực thuộc Sở Công an thành phố Jinzhou. Giới thiệu vắn tắt nói rằng trung tâm này có mối quan hệ và trao đổi giáo dục với các trường đại học ở trên 10 nước. Thư điện tử gửi đến trung tâm nghiên cứu này không được hồi âm, và điện thoại gọi đến số trên danh mục không được thông đường.

    Trong bài phát biểu nhận giải của ḿnh, Wang nói, “đối với một cảnh sát lâu năm, việc nh́n thấy một người bị tử h́nh và thấy các nội tạng của người này được cấy ghép vào cơ thể của một vài người khác, thật là chấn động sâu sắc. Đây là một nỗ lực lớn liên quan đến lao động vất vả của nhiều người. Tổng thư kư của Quỹ Guanghua Trung Quốc, Jinyang và nhân viên đă có mặt tại hiện trường cấy ghép, họ đă chứng nghiệm tất cả cùng với chúng tôi.”

    Trong một bài phát biểu nhân dịp Wang được tặng giải thưởng, Ren Jinyang, tổng thư kư Quỹ Guanghua, giải thích rằng Wang được công nhận v́ “việc nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm hiện trường” của ḿnh giúp cho cơ thể những người nhận tạng chấp nhận tạng tốt hơn.

    “Họ đă tạo ra một dung dịch bảo vệ hoàn toàn mới,” Ren nói. “Sau khi thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm ở ngoài cơ thể, và các ca phẫu thuật lâm sàng, họ đă đạt được một cột mốc quan trọng mà tại đó những người nhận tạng trở nên tiếp nhận tốt hơn đối với gan và thận được tiêm dung dịch bảo vệ đó".

    Phú Trai

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Xem lại những sai lầm của các huyền thoại về sức mạnh Trung Quốc


    Khi Trung Quốc đang bắt kịp với những nền kinh tế phát triển nhất thế giới, ngày càng tăng lên không chỉ sự mê hoặc mà c̣n cả sự sợ hăi, đặc biệt tại Hoa Kỳ.

    Người Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ làm tuột khỏi tay họ vị trí siêu cường của thế kỷ 21. Một loạt câu hỏi xuất hiện: Làm thế nào mà nền kinh tế Trung Quốc đă phát triển một cách nhanh chóng như thế? Đảng Cộng sản có thể duy tŕ măi quyền lực? Có ư nghĩa ǵ về sự gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh?

    Tuy nhiên, để hiểu vai tṛ mới của Trung Quốc trên sân khấu thế giới, cần phải xem xét lại một số quan niệm sai lầm đang ngự trị trong cách suy nghĩ ở phương Tây.

    1. Sự phát triển của Trung Quốc đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra ngoài lề ở châu Á.

    Ngược lại. Vị trí của Trung Quốc thực sự đang tăng lên ở châu Á, người Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, và là đối tác thương mại lớn nhất của mỗi quốc gia châu Á. Việc hiện đại hóa quân sự đă làm cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày càng trở thành lực lượng nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, mở rộng ảnh hưởng của nó, người Trung Quốc - thay v́ đẩy người Mỹ vào bóng tối, th́ lại làm cho hầu hết các nước châu Á gần gũi hơn với Washington và vị thế của nước Mỹ đang ngày càng gia tăng.

    Sự hiện diện của Chú Sam vẫn được nh́n nhận thiện cảm, v́ nó ngăn chặn sự vượt trội của một trong những người hàng xóm và thúc đẩy cân bằng chiến lược. Không có ǵ ngạc nhiên khi chính quyền Obama công bố thay đổi chiến lược hướng tới châu Á, hầu hết các nước trong khu vực - với ngoại lệ của Trung Quốc - âm thầm vỗ tay trước thông báo này. Ngày nay, mối quan hệ quan trọng với các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc thậm chí Việt Nam, đang tốt hơn hơn bao giờ hết.

    2. Dự trữ ngoại hối lớn của người Trung Quốc tạo cho họ sức công phá mạnh mẽ.

    Người Mỹ nợ Trung Quốc khoảng 2 ngh́n tỷ USD, và châu Âu khoảng 800 tỷ. Số tiền rất lớn này gây nên sự lo lắng ở phương Tây, và Bắc Kinh chắc chắn có cớ để tự hào. Nhưng nó không cung cấp cho Trung Quốc thêm ảnh hưởng trong ngoại giao.

    Một thảm kịch là Trung Quốc đang rải món nợ nhà nước của người Mỹ ra thị trường thế giới để buộc người Mỹ phải nhũn nhặn đi, đă không mang lại kết quả tốt, và có lẽ sẽ không xảy ra t́nh h́nh như vậy. Quỹ tài sản nhà nước đầu tư một phần dự trữ ngoại hối, thích các tài sản có rủi ro thấp và tránh tranh căi về địa chính trị. Vào thời điểm của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Trung Quốc đến giờ vẫn vắng mặt.

    Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không có tác động lớn lên vị trí địa chính trị của họ, bởi v́ dự trữ ngoại hối là kết quả từ chiến lược tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh được thông qua dựa trên việc xác định không đúng giá trị đồng tiền nội địa của ḿnh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu.

    Nếu Trung Quốc đe doạ giảm đầu tư của họ vào nợ nhà nước của Hoa Kỳ, th́ họ sẽ phải cần đến hoặc t́m kiếm các khoản đầu tư thay thế mà trong thời điểm hiện tại không dễ dàng, hoặc là phải hạn chế xuất khẩu qua Hoa Kỳ (không phải giải pháp tốt nhất đối với các nhà sản xuất Trung Quốc). Hơn nữa, với số tiền lớn như vậy đầu tư vào nợ phương Tây, Trung Quốc sẽ chuốc phải một mất mát bi thảm, nếu thị trường tài chính có nguy biến.

    3. Đảng Cộng sản kiểm soát Internet.

    Tuy bỏ ra tiền của to lớn dành cho công nghệ tin học và công sức lao động, Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể chế ngự được Internet. Mặc dù hệ thống lọc mạng của Trung Quốc được nâng cao hơn và gánh nặng các quy định nghiệt ngă hơn so với chế độ độc tài khác, nhưng số lượng người sử dụng Internet vẫn gia tăng (hiện có trên 500 triệu), c̣n với các giải pháp kỹ thuật mới (ví dụ, microblog tương tự như Twitter) cho thấy rằng, sự kiểm duyệt phần lớn không hiệu quả.

    Chính phủ liên tục chơi tṛ mèo vờn chuột với người sử dụng Internet. Gần đây, nhà cầm quyền bắt các tác giả viết trên microblog phải để lại đầy đủ tên họ. Thế nhưng, thực tế cho thấy để thực hiện các quy định như vậy quá tốn kém - ngay cả đối với một chế độ độc đảng. Đảng chỉ có thể làm động tác duy nhất là sau sự đă rồi, chọn lọc kiểm duyệt những ǵ mà họ coi là nguy hiểm hoặc gây tổn hại.

    4. Chính quyền Trung Quốc đă mua đứt tầng lớp trung lưu.

    Không hoàn toàn. Ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ hai con số đă nâng cấp độ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc lên khoảng 250 đến 300 triệu người, chủ yếu cư dân thành phố. Kể từ khi vụ thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989, các đại diện của nhóm người này tham gia vào việc đuổi theo sự giàu có, hơn là vào cuộc đấu tranh cho tự do chính trị. Điều đó không có nghĩa là tầng lớp trung lưu bắt đầu ủng hộ đảng cầm quyền. Có khác biệt giữa sự thờ ơ chính trị và ḷng trung thành lâu dài.

    Với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, cao nhất là chịu đựng t́nh trạng hiện tại, bởi v́ nó phản ảnh sự cải thiện đáng kể so với chính phủ độc tài toàn trị trong quá khứ. Bên cạnh đó, không có giải pháp thay thế thực tế nào. Tuy nhiên - như mùa xuân Ả Rập chứng minh - chỉ cần một sự kiện, một bước đi sai lầm của nhà cầm quyền là có thể biến những công dân thụ động thành những nhà cách mạng triệt để.

    Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có một sự suy thoái đột ngột nào trong nền kinh tế. Ngày nay, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang ngày càng không hài ḷng v́ sự bất b́nh đẳng, tham nhũng, nhà ở đắt tiền, ô nhiễm môi trường và phẩm chất dịch vụ kém. Vài năm trước đây ở Thượng Hải, hàng ngàn người dân đă "đi bộ tập thể" trong cuộc biểu t́nh chống lại kế hoạch mở rộng đường sắt điện từ. Dự án này tạo ra mối đe dọa đối với giá trị tài sản của họ gần đó. Các cuộc biểu t́nh tương tự cũng xảy ra vào năm ngoái tại Đại Liên, đă dẫn đến việc đóng cửa nhà máy hóa dầu gây độc hại môi trường xung quanh.

    Đảng Cộng sản biết rằng không thể đặt niềm tin vào tầng lớp trung lưu. Và chính v́ thế, sự thiếu vắng ḷng tin này đứng đằng sau những cư xử khắc nghiệt đối với mọi sự khác biệt chính trị.

    5. Không có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đă chậm lại.

    Tốc độ tăng trưởng đă giảm nhẹ từ 10,3% trong năm cuối 2010 c̣n 9,2%. Xu hướng giảm này sẽ tăng lên trong những năm tới.

    Cũng như tại Hàn Quốc và Đài Loan, người ta cũng đă ghi nhận sự tăng trưởng to lớn trong ba thập niên, nhưng trong những năm 90 dần dần chậm lại, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cơn gió mạnh quất vào mắt. Xă hội đang già đi - trong năm 2010, những người trên 60 tuổi chiếm 12,5%. dân số. Đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 17%. Điều này có nghĩa là sẽ suy giảm tiền tiết kiệm và sức lao động, bên cạnh tăng lương hưu trí và chi phí y tế. Nếu Trung Quốc muốn duy tŕ tốc độ tăng trưởng cao th́ phải bắt đầu sản xuất các sản phẩm do chính ḿnh tự thiết kế có giá trị gia tăng cao. Như vậy cần phải có phát minh, sáng chế, điều này đ̣i hỏi sự kiểm soát của chính phủ ít hơn và nhiều tự do trí thức hơn.

    Căn cứ vào các khoản đầu tư và hệ thống kinh tế được quản lư bởi nhà nước mà nhờ đó Trung Quốc có được sự tăng trưởng nhanh chóng, nó phải nhường chỗ cho một mô h́nh hiệu quả hơn, thúc đẩy tiêu dùng và định hướng thị trường. Sự thay đổi này sẽ không thể nếu vai tṛ của nhà nước không bị giới hạn, và đảng cộng sản không chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh trước nhân dân.

    Bản Việt ngữ © 2012 Lê Diễn Đức/RFA

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Vụ án Vương Lập Quốc & các vụ đấu đá trong Đảng CS Trung quốc
    Nhị Khê



    Năm 2012, Trung Quốc có 3 cuộc hội nghị lớn: Hội nghị Chính trị Hiệp thương (National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference - CPPCC) và Hội nghị Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (National People's Congress - NPC), tương tự như Quốc hội, họp mỗi năm một kỳ, đă diễn ra ở Bắc Kinh trong thượng tuần tháng 03/2012. Đại hội Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18 (5 năm họp 1 lần) sẽ diễn ra vào tháng 10/2012.
    Ngày 07/03, nguồn tin trong ấn bản tiếng Anh tờ Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post) trích dẫn lời một đại biểu tham dự Hội nghị Chính trị Hiệp thương cho hay: Cuối tuần vừa qua, trong một cuộc hội nghị nội bộ các đại biểu là đảng viên cộng sản, Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Trung Quốc từng nói rằng Vương Lập Quân là một tên phản đảng, bán nước. Trước đó, ngày 04/03, cán bộ Trùng Khánh từ cấp huyện trở lên đều được thông báo Vương Lập Quân là 1 tên bán nước.
    Tháng Ba này Hồ Cẩm Đào mới tuyên bố tội trạng của Vương Lập Quân, nhưng... trong tháng Hai vừa qua, dư luận thế giới đă sôi nổi về chuyện Vương Lập Quân, phó Thị trưởng Trùng Khánh, dân biểu quốc hội TQ, chạy vào Ṭa lănh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô, Tứ Xuyên, cách Trùng Khánh 200 km về phía tây.
    Vụ phó Thị trưởng Trùng Khánh chạy vào Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ ngày 06/02 không khác ǵ lưỡi dao nhọn đâm thẳng vào trái tim tầng lớp lănh đạo ĐCSTQ, những kẻ đang “ngồi mát ăn bát vàng” ở Trung Nam Hải, bởi v́, từ ngày Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa ra đời đến này, lần đầu tiên mới có một quan chức nhà nước cao cấp, một đảng viên CS có địa vị cao, chạy thẳng vào Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ xin tị nạn chính trị hoặc đào tẩu... C̣n có nguồn tin cho hay, Vương lo sợ Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, cho người ám sát ḿnh, nên đă trốn chạy vào đó.
    Theo tin của Đài phát thanh Quốc tế Pháp (Radio France International hay RFI), trong 24 tiếng đồng hồ ở Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ, Vương tiết lộ cho giới chức Ṭa Lănh sự biết các chi tiết về những tội ác mà ông ta và Bạc Hy Lai đă gây ra. Sau đó họ Vương rời khỏi Thành Đô dưới sự bảo vệ của các nhân viên an ninh Bắc Kinh. Theo The New York Times, Vương Lập Quân “t́m cách trốn khỏi” bàn tay người từng nâng đỡ ông là Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Nhiều dư luận cho rằng, họ Bạc là người có thể đứng thứ 3 trong 9 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Vẫn theo báo Mỹ, Vương trốn vào Ṭa lănh sự Hoa Kỳ cảnh báo cho Bạc thấy rằng, trong tay ông ta đă có hồ sơ chống lại họ Bạc. The New York Times c̣n cho biết, sau khi xảy ra vụ Vương Lập Quân chạy vào lănh sự quán Mỹ, Bạc Hy Lai đă gửi thư riêng lên Bắc Kinh, nhận toàn bộ trách nhiệm về ḿnh, thậm chí c̣n xin từ chức. Có thể nói đây là cuộc đấu đá tranh giành địa vị trong ĐCSTQ trước ngày diễn ra đại hội lần thứ 18, cũng là dịp thay đổi tầng lớp lănh đạo trong đảng từ thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ năm.
    Từ bên ngoài, chính khách các nước cũng vô cùng quan tâm đến vụ án Vương Lập Quân đào tẩu vào ṭa Lănh sự Hoa Kỳ, 24 tiếng đồng hồ sau lại phải giải về Bắc Kinh chịu tội. Gần đây nhất, bà Ileana Ros Lehtinen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, chính thức yêu cầu Ngoại trưởng Hillary Clinton trả lời câu hỏi về vụ Vương Lập Quân. Bà Ros Lehtinen muốn biết, Hoa Kỳ từ chối yêu cầu tỵ nạn chính trị của họ Vương phải không? Tại sao ông ta vào đó rồi c̣n bị giải về Bắc Kinh? Xem ra, chuyện ông Vương chạy vào Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ chưa dễ chấm dứt dù ông đă được trở về “ngồi chơi xơi nước” trong sự quản thúc của chính phủ trung ương tại Bắc Kinh.
    Nhà cầm quyền Trung Cộng muốn nhanh chóng dẹp bỏ đồn đoán về mức độ nghiêm trọng của vụ Vương Lập Quân có thể ảnh hưởng đến chuyến công du Hoa Kỳ của phó CT Tập Cận B́nh. Ngày 09/02, Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải tuyên bố đây là vụ việc “cá biệt”, đă được giải quyết xong, không liên quan ǵ tới chuyến công du của phó CT Tập Cận B́nh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về Trung Quốc đều cho rằng giới chức đang hối hả làm tất cả những ǵ có thể để trấn an dư luận, tạo điều kiện cho chuyến công du Hoa Kỳ của Tập Cận B́nh đạt được kết quả như các lănh tụ Trung Quốc mong muốn.

    Từ người hùng đến kẻ phạm tội
    Vương Lập Quân sinh năm 1959 trong một gia đ́nh người dân tộc Mông Cổ ở tỉnh Liêu Ninh. Năm 1983, ông ta chỉ mới là một cảnh sát giao thông, nhưng đă thăng tiến vô cùng mau lẹ. Từ 1992 trở đi, ông ta lần lượt giữ các chức vụ phó Giám đốc sở công an thành phố Thiết Phạt và thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh. Năm 2000 trở thành Giám đốc sở công an Thiết Lĩnh. Từ đó dư luận bắt đầu chú ư tới họ Vương qua các chiến dịch trấn áp tham nhũng và băng đảng xă hội đen. Từ 2003 đến 2008, Vương được cử làm Giám đốc sở công an, sau đó trở thành phó Thị trưởng thành phố Cẩm Châu. Từ 2009, Vương Lập Quân được cử làm Giám đốc sở Công an Trùng Khánh.
    Khi c̣n ở Liêu Ninh, Vương là tay chân thân cận của Bạc Hy Lai, Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh. Nhờ vậy, sau khi Bạc Hy Lai được điều về Trùng Khánh, Vương cũng được điều về theo họ Bạc. Tháng 07/2009, Bạc Hy Lai với tư cách là Bí thư thành ủy Trùng Khánh đề xướng chiến dịch “Ca đỏ xóa đen” nhằm ca ngợi sự lănh đạo của ĐCSTQ và chống lại băng đảng xă hội đen, Vương được cử làm tổng chỉ huy. Chiến dịch này thành công, Vương Lập Quân được coi là “thần tượng” của cảnh sát TQ.
    Theo chỉ thị của Bạc Hy Lai, Vương đă bắt giữ nhiều cựu viên chức ở Trùng Khánh về tội tham nhũng, trong đó có cựu lănh đạo Sở Tư pháp Văn Tương và cựu phó Giám đốc sở công an Bành Trường Chiến. Từ năm 2009, gần 6.000 người, trong đó gồm có những doanh nhân giàu sang, quan chức chính phủ, chỉ huy tội phạm và viên chức cảnh sát cấp cao, đă bị bắt trong chiến dịch lớn nhất do Vương chỉ huy. Nổi tiếng là một cảnh sát can đảm, Vương Lập Quân từng đích thân đột kích vào một khách sạn bắt giữ một trùm xă hội đen sau khi đấm gục hắn. Tuy nhiên, họ Vương cũng nổi tiếng là kẻ tàn nhẫn. Trong một vụ án được truyền thông Trung Quốc tường thuật, Vương Lập Quân đă nổi khùng khi một người đạp xích lô liều lĩnh vượt lên, suưt bị chiếc Mercedes của ông ta tông phải, Vương nhảy ra ngoài, đánh đập người này và bắt giam 15 ngày về tội vi phạm luật lệ giao thông. Giới truyền thông Trung Quốc cho hay, băng nhóm xă hội đen từng treo giá sáu triệu Nhân dân tệ cho cái đầu của Vương Lập Quân. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc ở Thiết Lĩnh, Vương cũng bị cáo buộc liên quan đến tham nhũng. Nhưng những chi tiết chung quanh các vụ án không được tiết lộ.
    Được ca tụng như một anh hùng chống tội phạm ở tỉnh Liêu Ninh, sự can đảm của Vương trong chống băng đảng xă hội đen trở thành chủ đề của phim truyền h́nh tựa đề Tinh thần sắt đá của cảnh sát (Iron-blooded Police Spirit). Năm 2008, Vương được bầu làm dân biểu Quốc hội, tháng 05/2011, trở thành phó Thị trưởng Trùng Khánh.
    Con đường xuống dốc trong sự nghiệp chính trị của Vương Lập Quân diễn ra vào ngày 02/02/2012, khi giới truyền thông Trùng Khánh thông báo Uûy ban thành phố ra quyết định băi miễn chức vụ Giám đốc Công an của Vương Lập Quân, nhưng vẫn là phó Thị trưởng thành phố phụ trách kinh tế. Các nhà quan sát cho rằng họ Vương không c̣n được trọng dụng sau khi bị ban Thanh tra kỷ luật của ĐCSTQ điều tra vụ tham nhũng ở Thiết Lĩnh. Mặc dù vậy Vương vẫn không hề tỏ ra bối rối.
    Ngày 05/02, phó Thị trưởng Vương Lập Quân đến nói chuyện tại Uỷ ban Giáo dục và Đại học Trùng Khánh. Nhưng... không một người nào có thể ngờ rằng ngay hôm sau, ngày 06/02, phó Thị trưởng Trùng Khánh đến Ṭa lănh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô sau khi biết tin tài xế của ông bị công an bắt giữ. Từ đó, Vương Lập Quân được coi là kẻ phạm tội, một tháng sau, ngày 07/03, báo chí mới loan tin Tổng Bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào tuyên bố họ Vương là kẻ “phản đảng, bán nước” (?).
    Như trên đă tŕnh bày, vụ án đào tẩu vào Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ của Vương Lập Quân liên quan đến người lănh đạo trực tiếp của ông ta là Bạc Hy Lai, chúng ta thử xem họ Bạc là người như thế nào?

    Nhân vật thứ ba trong giới lănh đạo Trung Quốc?
    Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba, một đàn em thân cận của Mao Trạch Đông từng giữ chức phó Chủ tịch Quốc hội và phó TTg Trung Quốc. Bạc Hy Lai cũng như Tập Cận B́nh, người sẽ làm Tổng bí thư ĐCSTQ và CT CHNDTQ sau đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, đều thuộc vào loại “con ông cháu cha”, giới truyền thông Trung Quốc đặt cho cái tên là “Đảng Thái Tử”. Nhiều người ghen tị những kẻ được coi là thành viên của “Đảng Thái Tử” v́ họ sinh ra đă là con cái của các nhân vật cách mạng như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai... Sức hấp dẫn lớn của Bạc Hy Lai c̣n được coi là mối đe dọa đối với các chính trị gia như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... Họ Hồ tuy là người có năng lực nhưng tỏ ra tẻ nhạt, nhàm chán. Ôn Gia Bảo được giới truyền thông quốc doanh ca ngợi nhờ h́nh ảnh mị dân. Đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho cuộc đấu đá trong tầng lớp lănh đạo ĐCSTQ ngày càng dễ bùng nổ.
    Trong dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập ĐCSTQ vào tháng 07/2011, thế giới chú ư đến các nhân vật được chuẩn bị đưa lên các chức lănh đạo cao nhất trong đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, trong đó có Bạc Hy Lai. Sau Tập Cận B́nh và đương kim Phó TTg Lư Khắc Cương, Bạc Hy Lai được coi là kẻ có thể trở thành nhân vật đứng hàng thứ 3 trong ĐCSTQ.
    Họ Bạc là người có cách tuyên truyền “sáng tạo” như tung hàng loạt tin nhắn trích dẫn lời nói của lănh tụ Mao Trạch Đông, tổ chức những cuộc thi hát các ca khúc yêu nước cách mạng, gửi cán bộ về thôn quê chung sống cùng nông dân. Nhờ vậy, Bạc được xem là ứng viên đi đầu để giành một ghế trong Ban thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 thành viên. Đó là cơ quan lănh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước Trung Quốc có quyền quyết định sinh mạng của 1,3 tỷ con người.
    Các nhà quan sát cho rằng, Bạc Hy Lai là người đầy tham vọng, để mắt tới việc kiếm được một ghế trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền năng tại đại hội đảng 18 vào năm 2012. Phong cách trực diện của Bạc khác về cơ bản so với lối chính trị hậu trường từ lâu được coi là biểu hiện sự cai trị của chế độ cộng sản. Một số pḥng chat trên mạng và các blogger c̣n coi họ Bạc như Vladimir Putin của Trung Quốc. Cuộc chiến toàn lực của ông chống lại tội phạm có tổ chức và tham nhũng chính trị tại Trùng Khánh đă đưa ông lên vị trí cao nhất tại thành phố lớn ở tây nam TQ với hơn 30 triệu dân. Nhiệm kỳ của ông Bạc nổi bật với cuộc chiến kéo dài chống lại tội phạm có tổ chức trong thành phố. Kể từ tháng 06/2009, khoảng 2.000 người đă bị bắt giữ trong một chiến dịch càn quét chống các băng đảng trong thành phố.
    Khác với các chiến dịch chống băng đảng xă hội đen từng diễn ra ở Trung Quốc, Bạc Hy Lai ra tay không chỉ với trùm xă hội đen và tôi tớ, c̣n với các quan chức chính phủ đă hậu thuẫn cho bọn xă hội đen. Một số người bị bắt giữ từng là các quan chức trong chính quyền do Bạc Hy Lai lănh đạo. Ông c̣n được coi là người đại diện cho phong trào được một số người gọi là “Tân Tả phái” của Trung Quốc nhắm tới mục tiêu làm sống lại tư tưởng chủ nghĩa quân b́nh thời Mao Trạch Đông. Ông làm điều đó qua một số biện pháp thiết thực như tập trung vào thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chống tham nhũng và xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp.
    Sau nhiều dư luận cho rằng Bạc Hy Lai bị đ́nh chỉ công tác để kiểm điểm hoặc đă xin từ chức, chiều ngày 05/03, trong dịp đoàn dân biểu Quốc hội thành phố Trùng Khánh thảo luận bản báo cáo của chính phủ do TTg Ôn Gia Bảo tŕnh bày, Bạc Hy Lai với tư cách là Bí thư Trùng Khánh đă phát biểu đề tài “Cải cách thu nhập và phân phối”. Bạc Hy Lai nói, hiện nay kinh tế Trung Quốc cần giải quyết các mâu thuẫn chính và phải tiếp tục đổi mới. Trong quá tŕnh đó, nổi bật lên vấn đề thu nhập và phân phối, cần được cả nước chú ư đến. Trong thực tế, vấn đề thu nhập và phân phối ảnh hưởng đến giá trị chính của chủ nghĩa xă hội... Bạc Hy Lai c̣n cho rằng phân phối đều trong thu nhập không có nghĩa là... “ăn cơm tập thể”. Tóm lại, tư tưởng của họ Bạc hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của một nhóm người c̣n có đầu óc thủ cựu trong ĐCSTQ, hoàn toàn trái ngược với tư tưởng của một số lănh đạo muốn đổi mới như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... Điều đó sẽ dẫn đến nhiều cuộc ẩu đả lớn trong ĐCSTQ.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Tập Cận B́nh: Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung mọi thối nát




    Tập Cận B́nh
    Tú Anh
    Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhận định là nhân dân Trung Quốc gần như mất hết tin tưởng vào đảng Cộng sản. Lời tuyên bố này mới được công bố hôm nay 16/03/2012 trong bối cảnh tranh giành quyền lực ở cấp thượng tầng cùng lúc với lời cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về nguy cơ xảy ra một vụ «Cách mạng văn hóa » như trong thập niên 60.
    Theo tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh th́ đảng Cộng Sản mà ông sắp lên lănh đạo vào vào tháng tới đây chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được «trong sạch hóa».

    Những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là « thiếu lư tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đă xâm nhập mọi cấp đảng viên » với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.

    Bài phát biểu của lănh đạo tương lai Trung Quốc được tŕnh bày tại Trường Đảng hồi đầu tháng Ba và mới được công bố hôm nay trên báo đảng Cầu Thị, một ngày sau khi xảy ra vụ thanh trừng cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, thế hệ « hoàng tử đỏ ».

    Theo AFP, vào lúc tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lănh đạo, từ trong chính quyền đến lănh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay đảng viên, ông Tập Cận B́nh lo ngại rằng đảng Cộng sản đă biến thành nơi chia chác đỉnh chung. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân ph́ gia, chứ không phải v́ lư tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.

    Lănh đạo tương lai của Trung Quốc nhận định : "Nhiều người gia nhập Đảng không phải v́ chủ nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xă hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào Đảng v́ được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân".

    Nhân vật sắp lên thay Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh đến yếu tố mà ông gọi là « ư thức hệ trong sáng » để duy tŕ « tinh thần sáng tạo và tính chiến đấu». Sở dĩ đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc bị mất tín nhiệm, bị sa đọa là do « tư tưởng không trong sáng ».

    Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để kiến tạo « sự trong sáng » nơi người cộng sản Trung Quốc ?

    Ông Tập Cận B́nh nhấn mạnh đến giải pháp « củng cố tổ chức, kiểm soát việc kết nạp đảng viên , tăng cường giáo dục và thanh tra ». Sau cùng là « thanh lọc hàng ngũ một cách kiên quyết, khai trừ những phần tử thoái hóa nghiêm trọng không thế cứu văn ».

    Một ngày sau khi thanh trừng Bạc Hy Lai, lănh đạo đảng Cộng sản tại Trùng Khánh, những lời tuyên bố đao to búa lớn này được giới quan sát xem là dấu hiệu của những xung khắc gay gắt trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Theo giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông, th́ Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc tranh giành quyền lực giữa phe xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ Cẩm Đào thống lĩnh và phe «con ông cháu cha » được gọi là giới hoàng tử đỏ như Bạc Hy Lai.

    Phải ngăn chận được « phe bảo thủ » th́ phe tạm gọi là « cải cách » mới có thể hy vọng kéo dài đặc quyền sau khi thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ra đi. Thực chất th́ cả hai phe đều thi hành chính sách áp bức với dân từ hơn 60 năm qua.

    Thủ tướng Ôn Gia Bảo có vẻ không yên tâm cho tương lai của chế độ. Thứ Tư vừa qua, ám chỉ cuộc nổi dậy của dân oan làng Ô Khảm chống bất công và tham nhũng, Ôn Gia Bảo tuyên bố không loại trừ Trung Quốc sẽ gặp biến động mà ông gọi là « một bi kịch » như cuộc cách mạng văn hóa thời Mao nếu không « cải cách » kịp lúc.

    Tuy nhiên, cũng như những lần kêu gọi trước, Thủ tướng Trung Quốc không nói rơ là « cải cách ǵ và cụ thể ra sao ».

    Chuyên gia Jean-Philippe Beja thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp dự báo sẽ c̣n nhiều « diễn biến » bất ngờ trong thời gian tới.

    http://xuandienhannom.blogspot.com.au/
    DienDanCTM

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?




    AFP PHOTO / Ed Jones. Toàn cảnh Đại lễ đường nhân dân trong quá tŕnh bỏ phiếu vào ngày cuối cùng của Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    -

    Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng th́ hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho ḿnh.

    Những động thái chính trị hồi gần đây của Trung Quốc đang dấy lên những câu hỏi cho quan sát viên quốc tế về hiện t́nh thật sự của Bắc Kinh qua các sự kiện chính trị được xem là hiếm hoi trong bối cảnh lịch sử cận đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc Lâm có thêm chi tiết về những sự kiện liên tục đang xảy ra này:

    Những con rắn nhiều đầu


    Trước tiên là một biến cố chính trị có thể nói làm rung động thế giới quyền lực của Bắc Kinh khi tháng trước một cựu viên chức cao cấp nắm vị trí lănh đạo công an của thành phố Trùng Khánh đă vào ṭa Đại sứ Hoa Kỳ tại Thành Đô và ở trong đó nhiều tiếng đồng hồ. Người dân Thành Đô chứng kiến cảnh hàng chục xe cảnh sát dàn hàng ngang trước sứ quán Mỹ để chận bắt nhân vật quan trọng bị t́nh nghi là có ư đồ xin tỵ nạn chính trị này mặc dù trước đó ông là người được xem là một trong những người có quyền lực nhất thành phố Trùng Khánh.

    Cái vụ của ông Bạc Hy Lai cho thấy đây là một dấu hiệu có sự xuất hiện của phong trào ủng hộ Mao Trạch Đông, xuất hiện trong nội bộ Đảng.
    Trần B́nh Nam

    Nhân vật bị bao vây này là Vương Lập Quân là cánh tay mặt của Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh một thành phố trực thuộc và cai quản bởi Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc. Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân đă thật sự tham gia cuộc chiến tranh chống mafia tại Trùng Khánh và cuộc chiến rất được ḷng dân này lại chạm phải nọc của những con rắn nhiều đầu dàn ra khắp đất nước bao la hơn một tỷ dân Trung Quốc.

    Mafia có sự bao che phía sau của các thế lực chính trị để kinh doanh và trấn đoạt rất nhiều lănh vực trong đó bao gồm bất động sản, một lĩnh vực làm giàu mau chóng v́ cưỡng chế đất đai của người dân với danh nghĩa v́ nhu cầu công ích nhưng thật ra là chia nhau phần lợi béo bở sau khi bán cho các tập đoàn khai thác.

    Bạc Hy Lai nổi tiếng và dân chúng Trùng Khánh xem ông là một người hùng, sẵn sàng cho việc bước chân vào Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc trong nhiệm kỳ tới. Tuy nhiên, như giới quan sát quốc tế từng tiên đoán vụ Vương Lập Thành và các thế lực bị ông Bạc Hy Lai đánh sập đă khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc tỏ thái độ: Sáng ngày 15 tháng 3, Tân Hoa Xă thông báo Bộ chính trị đă quyết định thôi chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh của ông Bạc Hy Lai. Người lên thay là phó thủ tướng Trương Đức Giang, một nhân vật có tiếng là bảo thủ.


    Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai trong lễ bế mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO / Mark Ralston.

    Đ̣n đánh vào Bạc Hy Lai xảy ra một ngày sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu trên diễn đàn Quốc hội vào ngày 14 tháng 3. Ông nói nhiều về các vấn nạn mà Trung Quốc đang phải đối phó. Điều ông đặc biệt quan tâm là Trung Quốc sẽ lặp lại cuộc Cách mạng Văn Hóa, cuộc cách mạng đă giết chết hơn hai chục triệu dân Trung Quốc trong thập niên 60-70 nếu Trung Quốc không sớm thay đổi các chính sách về chính trị.

    Nhận định về những biến cố chính trị này, ông Trần B́nh Nam, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho biết:

    “Thủ tướng Ôn Gia Bảo nếu ḿnh theo dơi ông trong suốt thời gian ông làm Thủ tướng th́ ḿnh thấy rằng ông là người có bộ óc cải tổ và ông thấy hướng đi của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng theo hướng cải tổ đó nhưng quá chậm đối với ông cho nên ông phát biểu như vậy.

    Tuy nhiên những phát biểu của ông do không c̣n tại chức lâu dài nên nó có vẻ rất dè dặt. Ngày hôm qua trong buổi nói chuyện trước khi bế mạc Quốc hội do trong năm nay ông phải rời khỏi chức vụ cho nên có lẽ đây là lần cuối cùng ông cần nói rơ những quan điểm của ông và điều này rất quan trọng v́ nó cho thấy tại Trung Quốc có rất nhiều người có nhu cầu đ̣i hỏi cần cải tổ chính trị mạnh mẽ hơn nữa và đồng thời nhân việc xảy ra tại Trùng Khánh và Thành Đô th́ ông Ôn Gia Bảo cảnh giác rằng cần quan tâm đến những quan niệm của Mao trạch Đông để thỏa măn những thành phần mà họ c̣n muốn thực hiện những ư định đó. Nếu không, có thể có những sự bùng nổ mà không thể kiểm soát được như từng xảy ra trong cuộc cách mạng văn hóa từ năm 1966 cho đến năm 1976.”

    Thảm họa bất động sản?

    Trong suốt thời gian ông Ôn Gia Bảo làm Thủ tướng th́ ḿnh thấy rằng ông là người có bộ óc cải tổ và ông thấy hướng đi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Trần B́nh Nam

    Với h́nh ảnh của một người sắp ra đi Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm thế giới nh́n thấy hiện t́nh của Trung Quốc rơ hơn bởi ông là tiếng nói duy nhất trong những vị lănh đạo của Bắc Kinh dám công khai thừa nhận và lo âu trước các vấn nạn không c̣n là thử thách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải vượt qua. Ông Ôn Gia Bảo báo động bất động sản của Trung Quốc có thể trở thành thảm họa cho nước này v́ sau bao năm phát triển Trung Quốc đă có một thị trường bất động sản ngày càng tỏ ra chông chênh so với giá trị thực của nó. Thủ tướng Ôn Gia Bảo muốn nhắc đến những thế lực đen tối đang lũng đoạn thị trường này tuy không nói thẳng ra ai cũng biết đó chính là hàng chục ngàn đảng viên cao cấp mà ông Bạc Hy Lai đă chiến đấu chống lại tại Trùng Khánh.

    Cũng có nhận định rằng ông Bạc Hy Lai đang theo đuổi tư tưởng Mao Trạch Đông khi muốn trong sạch Đảng Cộng sản bằng những thủ đoạn thanh trừng nội bộ qua chiêu bài tiêu diệt mafia. Ư kiến về việc này ông Trần B́nh Nam cho biết:

    “Cái vụ của ông Bạc Hy Lai cho thấy đây là một dấu hiệu có sự xuất hiện của phong trào ủng hộ Mao Trạch Đông, xuất hiện trong nội bộ Đảng. Tuy nhiên điều này thật ra không mới mẻ. Từ khi Đặng Tiểu B́nh bắt đầu những cuộc cải tổ tại Trung Quốc th́ đương nhiên những tư tưởng của Mao Trạch Đông bị dẹp qua một bên nhưng trong nội bộ vẫn có phong trào đó vẫn âm thầm diễn ra từ thời đó đến giờ và có lẽ vụ của ông Bạc Hy Lai đă làm cho sự việc đó nổi bật lên. Đương nhiên Bộ chính trị của Đảng công sản Trung Quốc bây giờ rất lo ngại tư tưởng của Mao Trạch Đông nó xuất hiện trở lại.

    Khi dấu hiệu đó quá nặng nề th́ họ phải t́m cách dẹp đi. Tôi thấy đó là lư do chính yếu của sự cách chức ông Bạc Hy Lai.”


    Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh xuất hiện trên màn h́nh trong thời gian Quốc hội Trung Quốc nhóm họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 05 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO.

    Không dừng lại ở đó, sáng ngày 16 tháng 3, một nhân vật nổi tiếng khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại lên tiếng. Đó là Phó chủ tịch Tập Cận B́nh, ông đă mạnh mẽ cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay là nơi tập trung của thành phần thối nát, giá áo túi cơm cần phải trong sạch hóa.

    Hăng tin Reuters trích dẫn lời lên án mạnh mẽ này và cho rằng nó đang làm cho cả Đảng cộng sản Trung Quốc rúng động. Tuy chưa chính thức nhậm chức nhưng ông Tập Cận B́nh đương nhiên được xem là sẽ thay thế vai tṛ của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào qua các chuẩn bị kỹ lưỡng của Bắc Kinh hồi gần đây. Những lời kết án nặng nề của ông Tập Cận B́nh đối với Đảng của ông hứa hẹn một cuộc tẩy rửa trong Đảng một khi ông chính chức nắm quyền lực cao nhất nước.

    Bài học cho Việt Nam

    Những sự kiện xảy ra tại Trung Quốc khiến người ta liên tưởng tới Việt Nam. Tuy hoàn toàn không giống nhau về con người, đất nước và vị thế địa lư nhưng Việt Nam đă áp dụng hầu như tất cả chính sách của Trung Quốc vào chế độ chính trị của ḿnh. Mỗi một biến động của Trung Quốc đều khiến Hà Nội theo dơi như đang xảy ra trên đất nước Việt Nam. Trước các lời lên án gắt gao đối với hệ thống chính trị Trung Quốc liệu Việt Nam có kinh nghiệm ǵ cần phải rút ra hầu cải tổ cho chính trên phần đất của ḿnh, đặc biệt là vụ án Đoàn Văn Vươn hiện đang trên bàn phán xét của dư luận toàn quốc?

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết quan điểm của ông trước câu hỏi này, ông nói:

    Việt Nam chúng ta nên cải tiến, nên có sự đổi mới hơn tức là quan tâm đến nhân dân hơn để giảm bớt những cái áp bức dân v́ nếu bức xúc quá mức th́ có thể gây mất ổn định chính trị.
    Nguyễn Trọng Vĩnh

    “Từ trước đến nay tôi không muốn Việt Nam theo Trung Quốc. Trung Quốc làm ǵ th́ Việt Nam theo cái đấy từ trước tới nay. Tôi chỉ muốn Việt Nam làm ǵ th́ chủ động trên tinh thần chủ động của ḿnh thôi. Nhưng đối với t́nh h́nh Việt Nam hiện nay tôi đă từng nói rồi nó không có dân chủ và có nhiều quan chức người ta áp bức dân lắm. Cái vụ Tiên Lăng vừa rồi là một trong hàng ngh́n vụ như thế nhưng người ta vẫn im lặng, chỉ tới khi vụ ông Đoàn Văn Vươn th́ nó là một cái biểu hiện tức nước vỡ bờ. Tôi cũng muốn Việt Nam chúng ta nên cải tiến, nên có sự đổi mới hơn tức là quan tâm đến nhân dân hơn để giảm bớt những cái áp bức dân v́ nếu bức xúc quá mức th́ có thể gây mất ổn định chính trị.”

    Nguyên đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh đưa ra vụ Thái B́nh làm điển h́nh cho mối lo của ông, theo ông th́ Thái B́nh sẽ lập lại nếu nhà nước khôngthay đổi chính sách đối với đất đai và nhất là thái độ cường hào ác bá của cán bộ:

    “Trước đây có vụ Thái B́nh. Nếu không cải cách không mở rộng dân chủ không có thay đổi thái độ đối với dân và trân trọng cái quyền của dân, không lo đời sống của dân th́ đến một lúc tôi cho rằng sẽ có nhiều Thái B́nh như trước đây và đấy là điều đáng lo. Tôi cũng muốn nhà nước ta phải có những cải cách nếu không th́ dễ sinh bùng nổ rất nguy hiểm.”

    Các sự kiện chính trị Trung Quốc có thể không hoàn toàn giống với nét đặc thù của Việt Nam tuy nhiên về chính sách đối với dân chúng th́ hoàn toàn có thể theo đó để rút ra bài học cho ḿnh. Vụ Ô Khảm của Trung Quốc và Tiên Lăng của Việt Nam tuy hai nơi hai hoàn cảnh nhưng nội dung hoàn toàn giống nhau. Trung Quốc may mắn hơn Việt Nam v́ chính quyền dám cho phép người dân bầu cử ở cấp xă đề chọn người lănh đạo cho ḿnh, trong khi Việt Nam vẫn phân vân trước câu hỏi phải chọn ai, giữa đảng viên hay người dân.

    Đối với lời lên án đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là phường giá áo túi cơm, thối nát của Phó chủ tịch Tập Cận B́nh so với câu nói của Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng có quá nhiều những con sâu trong hệ thống Đảng th́ câu nói của ông Sang vẫn nhẹ nhàng hơn của lănh tụ Trung Quốc. Tuy nhiên h́nh ảnh những con sâu nhung nhúc vẫn không phải là cái ǵ đẹp đẽ đang hiện diện và phát triển hàng ngày trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Quốc hội "Cộng sản" với 30% đại biểu là tỷ phú
    Lư Anh





    dân biểu tỷ phú Ngô Bang Quốc


    Thượng tuần tháng 03/2012, Bắc Kinh có hai cuộc hội nghị "vô cùng quan trọng": Đó là hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (HNHTCT) và hội nghị Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (xin gọi tắt là "Quốc hội Made in China"). Hai cuộc hội nghị này mỗi năm họp một lần vào thượng tuần tháng Ba.
    HNHTCT là cơ quan cố vấn chính trị của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Cơ cấu tổ chức của HNHTCT bao gồm các đảng viên cộng sản và các thành viên không phải đảng viên, tổ chức này thảo luận các nguyên tắc của chủ nghĩa xă hội mang màu sắc Trung Hoa. Các thành viên đều do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lựa chọn.
    Trên danh nghĩa, "Quốc hội Made in China" là cơ quan quyền lực tối cao và là cơ quan lập pháp duy nhất của CHNDTH, tương đương với Quốc hội các nước. Tuy nhiên phần lớn mọi việc vẫn do ĐCSTQ quyết định. Kể từ đầu thập niên 1990, "Quốc hội Made in China" đă từ một tổ chức h́nh thức không có quyền lực trở thành một diễn đàn dàn xếp các khác biệt về chính sách giữa các bộ phận khác nhau trong đảng và chính quyền. Nó cũng là diễn đàn dùng để tranh luận các dự luật trước khi thông qua. Người đứng đầu "Quốc hội Made in China" gọi là Ủy viên trưởng tương đương Chủ tịch Quốc hội.
    Điều được dư luận bàn tán xôn xao là trong "Quốc hội Made in China" khóa này có 30% dân biểu không hoàn toàn là kẻ đại diện cho giai cấp công nông như hiến pháp CHNDTH quy định. Họ là những tỷ phú chủ các công ty hoặc nhà máy lớn giàu có. Thông tấn xă Đức (Deutschlandradio Kultur) dẫn lời một học giả Trung Quốc gọi hội nghị "Quốc hội Made in China" là hội nghị "Quan chức và công thương gia".
    Hăng thông tấn Bloomberg dựa vào bảng xếp loại tỷ phú Trung Quốc của tạp chí Hurun Report loan tin, năm 2011, số đại biểu là tỷ phú trong "Quốc hội Made in China" có 70 người chiếm tổng số tài sản trị giá 565.8 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 89.8 tỷ Mỹ kim. Nhiều hơn năm 2010 tới 11.5 tỷ Mỹ kim. So với tài sản của trên 500 ông bà nghị trong Lưỡng viện Hoa Kỳ, cùng tài sản của Tổng Thống, các vị Bộ trưởng trong chính phủ Mỹ và 9 vị Thẩm phán tối cao làm việc tại Ṭa án tối cao Hoa Kỳ cộng lại cũng chỉ có 7.5 tỷ Mỹ kim, các ông bà đại biểu là tỷ phú trong "Quốc hội Made in China" giàu có hơn nhiều. So sánh chênh lệch trên có thể nói, 70 vị đại biểu tỷ phú trong "Quốc hội Made in China" có số tài sản nhiều hơn trên 600 vị trong 3 bộ phận lập pháp, tư pháp và hành chánh của Hoa Kỳ gộp lại.
    Hurun Report là tạp chí ra hằng tháng nổi tiếng về "bảng xếp loại tỷ phú Trung Hoa" (China Rich List), cung cấp cho tạp chí Forbes. Hurun Report do Rupert Hoogewerf sáng lập. Ông là một người Anh chào đời năm 1970 tại Luxembourg, học tiếng Trung Hoa và Nhật Bản tại Đại học Durham năm 1993, sau đó sang học tại Eton College. Vào đời ông hành nghề kư giả và là một kế toán gia cao cấp. Rupert Hoogewerf thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Đức, La Tinh, Cổ Hy Lạp, Nhật Bản và Trung Hoa. Từ năm 1999 ông đến Thượng Hải làm việc, nổi tiếng về công tŕnh nghiên cứu và lập ra danh sách những người giàu có ở Trung Quốc.
    Nói đến các tỷ phú là đại biểu "Quốc hội Made in China", nhà nghiên cứu Chan Gu Dzi trong Hội nghiên cứu Brooklyn (Brooklyn Institute) Hoa Kỳ nhận định, hiện tượng này phản ánh sự "liên kết giữa chính trị và tài chánh" ở Trung Quốc vô cùng chặt chẽ. Theo ông, "Quốc hội Made in China" không phải là cơ quan quyền lực thực sự. Các đại biểu tỷ phú không thể là người đại diện cho dân chúng Trung Hoa. Tuy nhiên... một khi họ đă khoác áo "đại biểu", rất dễ dàng ḥa nhập vào chính trường.
    Đài Tiếng nói Nước Đức loan tin, cách đây không lâu, giáo sư Vương Quư Tú, giảng dạy tại trưởng lư luận của ĐCSTQ, từng nhận định, 70% đại biểu trong Quốc hội Trung Quốc là những người đại diện cho tổ chức đảng và nhà nước các cấp, 30% c̣n lại, phần lớn là Chủ tịch các tập đoàn công thương xí nghiệp, Giám đốc Điều hành (CEO) các tập đoàn tài chánh, bởi vậy, "Quốc hội Made in China" ngày nay đă biến thành một tổ chức nơi quan chức nhà nước và các công thương xí nghiệp gia cấu kết chặt chẽ.
    Giáo sư Hồ Tinh Đẩu, giảng dạy tại trường Công nghệ Bắc Kinh, cho rằng t́nh trạng này xuất hiện từ ngày cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đưa ra cái gọi là học thuyết "Ba đại diện". Sự cấu thành của "Quốc hội Made in China" và nghị tŕnh hội nghị đều có vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề này tốt đẹp phải để cho cử tri Trung Hoa bầu cử trực tiếp, phải cho các vị ra ứng cử tŕnh bày quan điểm chính trị của ḿnh, cam kết với dân chúng trong khu vực bầu cử sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân ra sao? Tuy nhiên, ĐCSTQ cầm quyền luôn luôn lo sợ bầu cử như vậy không khác ǵ đào mồ chôn chủ nghĩa cộng sản nên không theo phương thức bầu cử đó. Theo họ, bầu cử theo kiểu Trung Cộng mới bảo đảm chọn ra một lớp "nghị gật" nghe theo lệnh của kẻ cầm quyền thao túng chính trường Trung Hoa.
    Ngoài những ư kiến trên, dư luận dân chúng Trung Hoa cũng bàn tán xôn xao, đặc biệt dân mạng đă viết nhiều bài đăng trên trang mạng xă hội phê phán chế độ bầu cử do ĐCSTQ thao túng, phê phán sự cấu kết giữa tầng lớp lănh đạo ĐCSTQ với các tỷ phú đang thao túng nền kinh tế Trung Quốc. Có người c̣n viết: "Nguyên nhân Quốc hội Trung Quốc có các đại biểu tỷ phú là làm theo học thuyết "Ba đại diện" của Giang Trạch Dân". Ngày nay, ĐCSTQ công nhận tư sản ngang hàng với công nhân và nông dân. Trước đây, Mao Trạch Đông cho nông dân ngang hàng với công nhân tuy là một điều trái với học thuyết Marx - Lenine nhưng vẫn có thể được. Đến Đặng Tiểu B́nh với chủ nghĩa thực dụng "mèo đen cũng như mèo trắng, miễn là bắt được chuột", bắt tay tư bản, tái lập tư hữu là những điều hoàn toàn trái với ư thức hệ Marx - Lenine! Đến thời Giang Trạch Dân c̣n đi xa hơn nữa trong việc phản lại chủ nghĩa cộng sản bằng cách công nhận tư sản, coi tư bản là "đồng chí", không c̣n là kẻ thù như Marx và Lenine đă vạch ra. Phải chăng sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Binh với Giang Trạch Dân đă và đang thực hiện con đường tư bản hóa và dân chủ hóa một cách tuần tự và ḥa b́nh? Dẫu sao Đặng và Giang cũng đă thông minh và khôn ngoan nhận thấy sai lầm của Mao, cương quyết thực hiện cải cách. Nhờ Đặng và Giang mà kinh tế Trung Quốc phát triển, dân Trung Quốc chưa có tự do nhưng cơm no áo ấm hơn thời họ Mao thống trị! Tuy nhiên, Đặng và Giang vẫn chưa cải cách chính trị, vẫn c̣n độc đảng, vẫn cộng sản thống trị, vẫn đàn áp tôn giáo, cấm tự do dân chủ, vẫn chủ trương bành trướng và đe dọa ḥa b́nh thế giới. Ngày nay những người giàu có bạc tỷ Mỹ kim được vào đảng, được giữ các chức vụ cao trong đảng. Đó là thực tế hay chỉ là mua chuộc tư bản?

    Câu lạc bộ nghị sĩ tỉ phú ở Trung Quốc & Hoa Kỳ
    Tuần san Business Week và The New York Times dựa vào công bố của Hurun Report loan tin, giá trị tài sản ṛng của 70 tỷ phú giàu có nhất trong "Quốc hội Made in China" nhiều hơn tổng tài sản ṛng của 660 quan chức hàng đầu trong Quốc hội, Tổng Thống, Bộ trưởng trong chính phủ và Thẩm phán Ṭa án tối cao của Hoa Kỳ gộp lại.
    Tỷ phú giàu nhất trong "Quốc hội Made in China" là Tông Khánh Hầu, Chủ tịch Hangzhou Wahaha Group chuyên sản xuất nước giải khát ở Hàng Châu. Ông ta là người giàu thứ hai Trung Quốc, với tài sản 68 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 10,79 tỷ Mỹ Kim). Tỷ phú giàu thứ 2 là bà Ngô Á Quân, Chủ tịch Tập đoàn Longfor Properties ở Bắc Kinh, với tài sản 42 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 6,66 tỷ Mỹ kim). Đại biểu giàu thứ ba trong "Quốc hội Made in China" là Lỗ Quán Cầu, tỷ phú ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc. Ông ta là người có mặt trong đoàn công du Hoa Kỳ của phó CT Tập Cận B́nh trong tháng 02/2012. Ngoài ra, nhiều tỷ phú trong "Quốc hội Made in China" hoạt động trong ngành bất động sản, lĩnh vực có nhiều khiếu kiện, được cho là kẻ góp phần làm tăng khoảng cách giàu và nghèo ở Trung Quốc. Trong khi đó, người giàu nhất trong Quốc hội Hoa Kỳ là Darrell Issa, dân biểu Cộng ḥa ở California, từng là CEO của Công ty Directed Electronics, tổng tài sản chỉ có 700,3 triệu Mỹ kim, nếu ngồi trong "Quốc hội Made in China", ông chỉ được xếp hạng thứ 40.
    Theo Washington Post, giá trị tài sản ṛng trung b́nh của các ông bà nghị Hoa Kỳ đă tăng lên gấp ba trong ṿng 25 năm (1984 - 2009), từ mức 280.000 Mỹ kim (không bao gồm giá trị tài sản nhà). Theo phân tích của Moody's Investors Service, trong khi giá trị tài sản ṛng của nghị sĩ tăng 15% tính từ năm 2004 đến năm 2010, tài sản của 10% giới nhà giàu ở Hoa Kỳ không đổi, c̣n với người dân b́nh thường lại giảm 8%. Điều này phần nào cho thấy, các ông bà nghị trong Quốc hội Hoa Kỳ ngày càng giàu thêm, không chỉ so với người lao động b́nh thường, c̣n so cả với những người giàu khác ở Mỹ. Tại Hoa Kỳ đă có những cuộc tranh luận rộng răi về lư do tại sao khoảng cách giàu nghèo giữa nghị sĩ và người dân ngày càng xa. Nghiên cứu của Đại học Yale và Viện Công nghệ Massachusetts năm 2010 cho thấy, danh mục đầu tư của các nhà lập pháp thật sự tồi tệ hơn giới đầu tư tư nhân. Nhưng báo cáo t́m ra rằng các nghị sĩ thành công hơn v́ đầu tư vào các công ty tại quê nhà và tận dụng mối liên kết chính trị với các nhà tài trợ để kinh doanh thuận lợi.
    Bên cạnh đó, các nghị sĩ có thể tận dụng t́nh trạng lỏng lẻo trong kiểm soát các giao dịch nội gián, sử dụng lợi thế thông tin để giao dịch chứng khoán hay bất động sản để sinh lợi, hoặc các ưu đăi về thuế.
    Ở Trung Quốc, câu lạc bộ tỷ phú ngày càng gia tăng sẽ tạo nên những căng thẳng khi khoảng cách giữa người nghèo và người giàu ngày càng lớn hơn. Nhiều học giả nhận định: "Khoảng cách ngày càng nới rộng giữa người nghèo và người giàu, giữa thành thị và nông thôn, sẽ gây ra nhiều sức ép xă hội". Đây là điều những người có lương tâm trong xă hội Trung Hoa vô cùng quan tâm.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc 'thu ḿnh' để làm ǵ?


    Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng cứng rắn và quyết liệt hơn trong việc khẳng định và bảo vệ các yêu sách của họ ở biển Đông, làm dấy lên nỗi bất b́nh của các quốc gia trong khu vực. Gần đây, họ 'bỗng dưng' thay đổi, khiến nhiều người ngạc nhiên.

    Biển Đông từ lâu là khu vực diễn ra các tranh chấp chủ quyền lănh thổ và hàng hải vô cùng phức tạp giữa sáu bên bao gồm 5 quốc gia và một vùng lănh thổ trong khu vực bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

    Trong đó, Trung Quốc, dựa vào vị thế là nước lớn nhất khu vực, những năm gần đây ngày càng cứng rắn hơn trong việc khẳng định và bảo vệ các yêu sách của họ tại biển Đông bất chấp nhiều khi, các yêu sách của họ rất vô lư và xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác trong khu vực.

    Chẳng hạn, Bắc Kinh công khai thách thức các công ty dầu mỏ nước ngoài đă và đang có ư định đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi, bất chấp tính hợp pháp của các thỏa thuận hợp tác giữa họ.

    Tham vọng hơn, Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền đối với các ḥn đảo và các vùng nước nằm ngoài khơi xa, cách biệt với đại lục, nằm ngoài khu vực đặc khu kinh tế của họ.

    Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc không ngại bắt và giam giữ ngư dân láng giềng trái phép nếu họ lỡ lạc bước đến gần các khu vực tranh chấp thuộc đảo Hoàng Sa. Trung Quốc cũng không ít lần quấy nhiễu, xua đuổi các tàu khảo sát địa chấn của các quốc gia trong khu vực, chẳng hạn, Việt Nam và Philippin nếu phát hiện các tàu này lảng vảng xung quanh vùng lănh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

    Nhiều quốc gia Đông Á quan ngại lối hành xử của Trung Quốc là dấu hiệu chứng tỏ nước này sẵn sàng cho một cuộc đối đầu đơn phương trong khu vực.

    Tuy nhiên, theo một bài b́nh luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ th́ gần đây, Trung Quốc thay đổi phương pháp tiếp cận, trở nên ôn ḥa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.



    Trung Quốc đang thay đổi cách tiếp cận đối với các vấn đề trên biển Đông? Ảnh minh họa: Asia Times.

    Trung Quốc trở nên hiền lành hơn?

    Theo tạp chí Foreign Affairs, những biểu hiệu đầu tiên chứng minh Trung Quốc chuyển đổi phương pháp tiếp cận từ cứng rắn sang mềm dẻo, linh hoạt hơn bắt đầu lộ ra từ hồi tháng 6 năm ngoái.

    Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự kiện Việt Nam cử Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Trung Quốc với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lănh hải giữa hai nước.

    Kết quả là, chuyến công du Bắc Kinh của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn mở đường cho một thỏa thuận giữa Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau đó, được kư vào hồi tháng 7/2011 – một kết quả vượt ra ngoài mọi mong đợi trước đó.

    Cụ thể, đó chính là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) bao gồm tập hợp các quy tắc hướng dẫn các bên liên quan trực tiếp đến các tranh chấp lănh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lư dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế.

    Trước đó, bản dự thảo của DOC lần đầu tiên được các bên soạn thảo năm 2002 sau hàng loạt các sự cố trên biển Đông.

    Kể từ mùa hè năm ngoái, các quan chức cấp cao của Trung Quốc, trong đó, bao gồm hai nhà lănh đạo hàng đầu của nước này là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lănh hải của Trung Quốc của nhà lănh đạo Đặng Tiểu B́nh.


    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (phải) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ảnh minh họa: The Age.

    Nội dung xuyên suốt Bộ nguyên tắc này là các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lănh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của ḿnh và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

    Một ví dụ - hồi tháng 8/2011, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng nhắc lại cách tiếp cận của Đặng Tiểu B́nh thông qua tuyên bố: “Các quốc gia phải đặt các tranh chấp sang một bên và chủ động t́m kiếm các thể thức phát triển chung trong các vùng biển liên quan”.

    Trong khi đó, các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc cũng bắt đầu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác. Chẳng hạn, kể từ tháng 8 năm ngoái, trang quốc tế của tờ People's Daily bắt đầu đăng hàng loạt bài b́nh luận nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hạn chế đối đầu tại biển Đông như là bằng chứng minh chứng cho sự chuyển đổi cách tiếp cận của đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền về vấn đề biển Đông.

    Trên thực tế, Trung Quốc đă đạt được các tiến bộ trong việc đặt các tranh chấp sang một bên.

    Ngoài việc kư được thỏa thuận với ASEAN vào hồi tháng 7/2011, Trung Quốc cũng đạt được một thỏa thuận với Việt Nam về "Các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề lănh hải". Thỏa thuận này yêu cầu hai bên giải quyết các vấn đề lănh hải theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

    Trung Quốc cũng bắt đầu chủ động đề xướng hoặc tham gia một số Hội nghị cấp cao tập trung vào mối quan ngại của khu vực đối với thái độ cứng rắn và quyết liệt của Trung Quốc tại biển Đông.

    Đáng chú ư, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á cuối tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc thông báo đóng góp ba tỷ nhân dân tệ cho Quỹ hợp tác hàng hải Trung Quốc - ASEAN. Quỹ này được thành lập để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, tự do hàng hải, t́m kiếm, cứu hộ và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trên biển.

    Sang tháng, Trung Quốc sẽ triệu tập hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và trong tháng này, tổ chức một cuộc họp với quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.

    Thêm vào đó, thời gian gần đây, Trung Quốc cũng ít sách nhiễu, cản trở các hoạt động thăm ḍ dầu khí của các quốc gia và các đối tác của họ trong khu vực, chẳng hạn, việc khoan giếng dầu của Tập đoàn Exxon hồi tháng 10 năm ngoái ngay trong khu vực lănh hải tranh chấp.

    Bề rộng của các động thái trên của Trung Quốc chứng tỏ họ rơ ràng đang đi những bước đầu tiên để thực thi phương pháp tiếp cận mới và xóa bỏ những quan ngại cho rằng Trung Quốc đơn giản chỉ đang chơi chiến thuật tŕ hoăn.

    V́ sao?

    Dĩ nhiên, mọi thứ sinh ra đều có lư do của nó. Không phải tự nhiên mà Trung Quốc thay đổi thái độ, muốn trở thành một láng giềng hiền lành, thân thiện hơn.

    Hơn bất cứ ai khác, Bắc Kinh dường như nhận ra rằng thái độ quá cứng rắn của họ thời gian trước chỉ tổ làm tổn hại đến các lợi ích rộng lớn bên ngoài của họ.

    Một nguyên tắc trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc hiện nay là duy tŕ mối quan hệ ḥa hảo với các nước lớn, các láng giềng xung quanh và các quốc gia đang phát triển.

    Tuy nhiên, với thái độ quá cứng nhắc đối với các vấn đề liên quan đến biển Đông thời gian qua, Bắc Kinh tự ḿnh phá vỡ nguyên tắc trên và làm hoen ố h́nh ảnh của họ không chỉ tại khu vực Đông Nam Á mà c̣n trên trường quốc tế.

    Không dừng lại ở đó, quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á từng nỗ lực vun vén trong suốt một thế kỷ trước cũng v́ thế mà sứt mẻ.

    Đồng thời thái độ khiêu khích của Bắc Kinh cũng đặt ra một yêu cầu mới cho các quốc gia bé nhỏ trong khu vực để phải liên minh với nhau nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, chưa kể một số nước c̣n không ngại t́m kiếm sự giúp đỡ, “bảo kê” từ Washintong.

    Do đó, nó tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho Mỹ để can thiệp sâu vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố có “lợi ích cốt lơi”, “ve văn” các quốc gia trong khu vực đang muốn kết thêm đồng minh có khả năng đối trọng với Trung Quốc.

    Quan hệ Trung – Mỹ vốn đă nhạy cảm, phức tạp v́ thế, lại càng thêm rối rắm hơn khi các vấn đề tranh chấp biển Đông hiện cũng trở thành mối bận tâm của cả hai bên.

    Tuy nhiên, kể từ mùa hè năm ngoái, có vẻ như Trung Quốc nhận ra rằng họ dường như đă phản ứng hơi quá. Do đó, nay, Bắc Kinh thay đổi, muốn vun đắp một h́nh ảnh mới thân thiện hơn, xóa bỏ h́nh ảnh “xấu xí” của họ ở Đông Á và kể cả trên toàn thế giới thời gian qua. Nhờ đó, họ muốn khôi phục lại quan hệ nống ấm với các láng giềng trong khu vực lẫn các cường quốc thế giới.

    Không dừng lại ở đó, Trung Quốc – thông qua chính sách thân thiện mới - cũng muốn tiêu giảm đi và làm yếu đi các lư do mà Mỹ dẫn ra để hợp lư hóa tuyên bố tăng cường sự hiện diện trong khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, trong đó, bao gồm cả biển Đông.

    Hơn ai hết, Bắc Kinh không muốn các quốc gia Đông Nam Á trực tiếp liên quan đến các tranh chấp biển Đông v́ quan ngại họ mà bị rủ rê, lôi kéo vào trục đồng minh của Mỹ trong khu vực.

    Việc Trung Quốc đang đi những bước đi đầu tiên để thực thi chính sách tiếp cận mới, mềm dẻo và linh hoạt hơn làm gia tăng kỳ vọng Bắc Kinh sẽ nghiêm túc giải quyết các sự cố và tất cả các vấn đề liên quan đến tranh chấp biển Đông bằng phương pháp ḥa b́nh. Chẳng hạn, đàm phán, thương lượng dựa trên Tuyên bố các quy tắc ứng xử trên biển Đông năm 2002. Ngoài ra, nó cũng được kỳ vọng sẽ giúp ḱm chế Trung Quốc để không hành động và đe dọa hành động đơn phương.

    Thêm vào đó, phương pháp tiếp cận mới của Trung Quốc có khả năng chính là tín hiệu quan trọng cho sự sự chuyển đổi lớn trong chính sách đối ngoại của nước này.

    Trước thềm chuyển giao thế hệ lănh đạo vô cùng hệ trọng vào mùa thu này, Bắc Kinh ưu tiên duy tŕ và xây dựng môi trường ḥa b́nh, ổn định không chỉ ở trong nước mà c̣n ở bên ngoài. Lư do là, họ e ngại một cuộc khủng hoảng quốc tế có khả năng phá vỡ mọi kế hoạch đă được lên lịch sẵn.

    Thậm chí, ngay cả sau khi hoàn thành suôn sẻ và thành công cuộc chuyển giao thế hệ lănh đạo, Bắc Kinh vẫn ưu tiên để tránh một cuộc khủng hoảng quốc tế nhằm giúp tân chính quyền củng cố quyền lực và tập trung giải quyết ổn thỏa các thách thức lớn trong nước trước.

    Chưa hết, cách tiếp cận mềm dẻo hơn của Trung Quốc ở biển Đông dường như cũng chứng tỏ Bắc Kinh không muốn duy tŕ chính sách đối đầu với Mỹ như hồi năm 2010 thêm nữa.

    Liên hệ với chuyến thăm của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đến Mỹ hồi tháng trước, nó chứng tỏ Bắc Kinh đang t́m cách xoa dịu quan ngại của Washington rằng họ sẽ phản ứng tiêu cực đối với chính sách hướng Đông mới của cường quốc số 1 thế giới.

    Thay vào đó, nó như một thông điệp nhắn nhủ rằng Bắc Kinh sẽ ưu tiên giải quyết các vấn đề tranh căi dựa trên các công cụ thông thường, chẳng hạn các công cụ ngoại giao và kinh tế chứ không phải bằng đáp trả quân sự trực tiếp. Đây thực sự là tin tốt lành cho sự ổn định trong khu vực.

    Bạch Dương (theo FA, Asia Times)

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Hương Cảng bầu cử Đặc Khu trưởng

    Lư Anh




    Lương Chấn Anh


    Chúa Nhật ngày 25/03/2012 tại Hương Cảng, Hội đồng Bầu cử (Election Committee) "khép kín" gồm 1200 thành viên đă bỏ phiếu bầu người thay thế Đặc Khu trưởng Tăng Âm Quyền (Donald Tsang) sắp măn nhiệm. Họ là các chính trị gia, những người có quyền lợi đặc biệt và các nhà tài phiệt lớn được Bắc Kinh lựa chọn theo quy tŕnh tự đặt ra để duy tŕ ảnh hưởng của ḿnh. Dựa vào chính sách 'Một nước, hai chế độ" mà nhà cầm quyền Bắc Kinh dùng để cai trị Hương Cảng kể từ ngày Anh quốc trả thuộc địa này cho Trung Quốc, tuyệt đại đa số cử tri Hương Cảng đă bị loại ra ngoài cuộc bầu cử Đặc Khu trưởng và các nghị viên trong Hội đồng Lập pháp (nghị viện).
    Sau khi kiểm phiếu, ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) đắc cử với 689 phiếu, đạt tỷ lệ 60.9% số phiếu bầu, hai ứng viên theo sau là Đường Anh Niên (Henry Tang) được 285 phiếu, Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), một chính khách dân chủ, chỉ được 76 phiếu. Số phiếu bất hợp lệ là 82, trong đó 75 người bỏ phiếu trắng, 5 phiếu ghi không rơ và 2 phiếu bầu có đánh dấu. Kết quả ông Lương Chấn Anh đắc cử Đặc Khu trưởng Hương Cảng, khóa IV.
    Từ ngày Hương Cảng thoát khỏi ách thống trị của Anh quốc đến nay gần được 15 năm (07/1997 - 03/2012). Trong thời gian này Trung Quốc và chính phủ Đặc Khu đều dựa vào Bộ Luật Cơ Bản (Hong Kong Basic Law) "cai trị" dân chúng Hương Cảng. Nói đơn giản hơn, Đặc Khu trưởng do một Hội đồng bầu cử gồm 1200 người do Bắc Kinh gợi ư bầu ra. Bởi vậy vị Đặc Khu trưởng được bầu ra chính là bù nh́n của Trung Cộng, không thể đại diện cho ư nguyện dân chúng Hương Cảng. Do không được bầu cử Đặc Khu trưởng theo phương thức phổ thông đầu phiếu, khả năng giám sát Đặc Khu trưởng của người dân vô cùng mong manh và hạn chế. Bởi vậy, trước và sau khi bầu cử Đặc Khu trưởng, nhiều người dân Hương Cảng đă xuống đường biểu t́nh phản đối bầu cử khép kín, yêu cầu tổ chức bầu cử theo phương thức phổ thông đầu phiếu để người dân Hương Cảng được quyền bầu ra người lănh đạo ḿnh. Các thành viên trong Hội đồng bầu cử như ông Lư Gia Thành, tỷ phú giàu nhất Châu Á, và ông trùm bất động sản Quách Bỉnh Giang đă bị nhiều phóng viên kéo đến vây quanh và những người biểu t́nh quấy nhiễu khi đến Trung tâm Triển lăm bỏ phiếu.
    Sau khi đắc cử, tân Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh đă tổ chức họp báo. Dịp này ông đề cập đến những dư luận cho là ông sẽ hạn chế quyền tự trị của người dân Hương Cảng được hưởng kể từ khi Anh quốc trả thuộc địa của họ về cho Trung Quốc vào năm 1997. Ông Lương nói: “Cuộc bầu cử xác nhận giá trị căn bản của chúng ta là làm việc theo luật pháp, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp. Tôi long trọng cam kết với người dân Hương Cảng rằng, những quyền lợi họ được hưởng ngày hôm nay sẽ được giữ nguyên trong thời gian tôi giữ chức Đặc Khu trưởng”. Vào lúc ông Lương phát biểu, các chính trị gia dân chủ và nhiều đoàn biểu t́nh đă hô to những khẩu hiệu đ̣i thay đổi cách bầu cử. Trên đường phố, một số người biểu t́nh phá vỡ một rào cản của cảnh sát định xông vào nơi tân Đặc Khu trưởng đang họp báo.
    Ngày 26/03, một ngày sau khi bầu cử, tân Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh đi gặp xă giao đương kim Đặc Khu trưởng Tăng Âm Quyền, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Tăng Ngọc Thành và Chánh án Tối cao Mă Đạo Lập, mỗi người khoảng 30 phút, sau đó đến Văn pḥng Liên lạc Trung ương Đại diện cho Bắc Kinh gặp Chủ nhiệm Văn pḥng là ông Bành Thanh Hoa và một số quan chức trong đó. Nhiều người biết được tin này đă phê phán Lương trở mặt, không c̣n nhớ tới những người đă ủng hộ ông ta trong thời gian ra tranh cử, chỉ biết đến “tạ ơn” kẻ giật dây Hội đồng Bầu cử bỏ phiếu cho ông ta. Từ đó họ lo ngại trong thời gian Lương làm Đặc Khu trưởng, Hương Cảng hoàn toàn trở thành “thuộc địa” của Trung Cộng, dân Hương Cảng mất hết quyền tự trị như Bộ Luật Cơ Bản đă quy định, mặc dù bộ luật này đă hạn chế rất nhiều quyền lợi của người dân.

    Xuống đường phản đối bầu cử
    Trước và sau cuộc bầu cử Đặc Khu trưởng, hàng trăm nhà hoạt động dân chủ đứng trên những con đường xung quanh Trung tâm Triển lăm, nơi được chọn làm địa điểm bầu cử, hô những khẩu hiệu yêu cầu “phổ thông đầu phiếu”. Các nhà hoạt động và thành viên các ủy ban thuộc Tổng công đoàn công nhân hô các khẩu hiệu: “Băi bỏ bầu cử khép kín”, “Hăy cho chúng tôi bầu cử trực tiếp”... Các thành viên của Liên đoàn sinh viên tuần hành trên các đường phố cũng hô to: “Đả đảo bỏ phiếu kín”, “Chúng tôi muốn được phổ thông đầu phiếu”.
    Sau bầu cử, Mặt trận Nhân quyền Nhân gian Hương Cảng tuyên bố đến Chúa Nhật 01/04 sẽ tổ chức cuộc tuần hành ủng hộ yêu cầu phổ thông đầu phiếu và thực hiện các giá trị quan chính của người dân. Họ yêu cầu dân chúng Hương Cảng tham gia càng đông càng tốt.
    Hằng năm đến ngày kỷ niệm Hương Cảng trở về với Trung Quốc (01/07), Mặt trận Nhân quyền Nhân gian đều đứng ra kêu gọi dân chúng xuống đường biểu t́nh yêu cầu được bầu cử Đặc Khu trưởng và nghị viên Hội đồng Lập pháp theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Cuộc biểu t́nh ngày 01/04 tới sẽ do ông Hà Tuấn Nhân, ứng cử viên Đặc Khu trưởng vừa thất cử với 76 phiếu bầu chỉ định. Nhà cầm quyền Bắc Kinh từng tuyên bố muốn có một ứng viên được người dân Hương Cảng ủng hộ, tuy nhiên do có lập trường ủng hộ dân chủ mạnh mẽ, Bắc Kinh không chấp nhận ông Hà Tuấn Nhân. Khi cuộc bầu cử chưa kết thúc, ông Hà Tuấn Nhân đă đóng vai kẻ phản đối bầu cử khép kín. Ông nói, trong cuộc bầu cử lần này thể hiện rơ sự can thiệp thô bạo của chính phủ Bắc Kinh và Văn pḥng Liên lạc Trung ương, đại diện cho Bắc Kinh ở Hương Cảng. Họ đă chà đạp lên chính sách “Một nước hai chế độ” và quyền tự trị cao độ của Hương Cảng, khiến cho mọi người cảm thấy kinh tởm. Ông c̣n cho biết, một tuần trước ngày bầu cử, Văn pḥng Liên lạc Trung ương đă bằng cách này hay cách khác yêu cầu các ủy viên trong Hội đồng bầu cử hăy dồn phiếu cho ông Lương Chấn Anh. Ông tin là nhiều người chịu sức ép của Bắc Kinh mới bỏ phiếu cho Lương Chấn Anh. Theo ông, Lương Chấn Anh đắc cử một cách “bỉ ổi”, bởi vậy “với lư do lo ngại giá trị quan chủ yếu của Hương Cảng bị đe dọa” ông yêu cầu dân chúng Hương Cảng xuống đường biểu t́nh càng nhiều càng tốt.
    Ông Lâm Chí Hùng, Chủ tịch của tổ chức hành động có tên Quyền lực của Nhân dân, nói: “Chính phủ Bắc Kinh lo ngại mẫu mực về tự do ngôn luận ở Hương Cảng sẽ lan tràn đến Trung Quốc. Đó là lư do tại sao họ chọn ông Lương Chấn Anh, v́ tin rằng chỉ một người cứng rắn mới có thể dẹp tất cả những cuộc biểu t́nh này, tất cả những tiếng nói này tại Hương Cảng”.
    Đêm trước ngày bầu cử Đặc Khu trưởng (24/03) đă có nhiều cuộc biểu t́nh phản đối bầu cử khép kín. Phát ngôn viên của cảnh sát Hương Cảng cho biết, bên ngoài Trung tâm Triển lăm Hương Cảng liên tục có các đoàn biểu t́nh qua lại, lúc đông nhất khoảng 2 ngàn người. Có người c̣n xông vào ṿng cản chạy thẳng vào nơi bỏ phiếu.
    Khi biết rơ ông Lương Chấn Anh đắc cử, những người phản đối bầu cử khép kín vô cùng căm phẫn. Khoảng 1400 người kéo đến Văn pḥng Liên lạc Trung ương phản kháng. Theo họ, chính cơ quan này đă vận động các thành viên trong Hội đồng bầu cử bỏ phiếu cho Lương Chấn Anh. Những người biểu t́nh c̣n hô to khẩu hiệu: “Đả đảo Lương Chấn Anh”. Cảnh sát bám sát đoàn biểu t́nh để ngăn chặn những điều bất trắc có thể xảy ra.

    B́nh luận của báo chí ngoại quốc
    Sau cuộc bầu cử Đặc Khu trưởng Hương Cảng, tờ The Wall Street Journal viết: Các chính khách dân chủ ở Hương Cảng lo ngại, sau khi đắc cử, tân Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh sẽ răm rắp làm theo mệnh lệnh của nhà cầm quyền Bắc Kinh, buộc các trường học ở Hương Cảng phải giảng dạy cái gọi là “ḷng yêu nước” theo kiểu Trung Cộng, bắt học sinh hát các “bài ca cách mạng màu hồng”, ảnh hưởng quyền độc lập về tư pháp ở Hương Cảng, gây áp lực buộc tư pháp Hương Cảng phải ủng hộ các chính sách của chính phủ Trung ương, khiến cho tư pháp Hương Cảng mất hết quyền tự chủ.
    Trong một bài báo đăng sau ngày bầu cử The New York Times b́nh luận, từ 1997 Anh quốc trao trả Hương Cảng cho Trung Cộng, nhà cầm quyền Bắc Kinh và chính phủ Đặc Khu Hương Cảng luôn luôn tô vẽ Hương Cảng là nơi có quyền tự trị cao độ. Tuy nhiên, trước ngày bỏ phiếu khoảng một tuần lễ, Văn pḥng Liên lạc Trung ương đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh lại lén lút nhắc nhở những người cầm lá phiếu trong Hội đồng bầu cử bỏ phiếu cho Lương Chấn Anh. Văn pḥng Liên lạc Trung ương c̣n cho xe đón mấy chục vị trong Hội đồng Bầu cử đến Thẩm Quyến gặp bà Lưu Diên Đông, ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc. The New York Times vạch rơ, trước khi bầu cử 1 ngày, t́nh h́nh bầu cử chuyển biến rơ rệt, giới truyền thông thân Bắc Kinh thiên về Lương Chấn Anh quá lộ liễu.
    Hội Liên hiệp Kư giả Quốc tế (International Federation of Journalists -IJF) cũng kêu gọi hăy ngăn chặn những cú điện thoại Văn pḥng Liên lạc Trung ương đánh cho giới truyền thông Hương Cảng. Theo IJF, những cú điện thoại đó đánh đến với ư đồ ngăn chặn giới truyền thông đưa ra những bản tin, h́nh ảnh không có lợi cho ứng viên Lương Chấn Anh, người được chính phủ Bắc Kinh ủng hộ trước ngày bầu cử một tuần. Đồng thời nhắc nhở giới truyền thông không được b́nh luận việc Văn pḥng Liên lạc Trung ương đă tỏ thái độ ủng hộ Lương Chấn Anh.
    Ông Francis Moriarty, một phóng viên chính trị của Đài phát thanh RTHK tại Hương Cảng, nói những vụ tai tiếng này gây nên sự công phẫn không riêng ǵ trong dân chúng Hương Cảng không có quyền bầu cử. Ông Moriarty nói: “Không ai thắng trong cuộc bầu cử. Tôi nghĩ Bắc Kinh là kẻ thắng lớn trong cuộc bầu cử lần này”.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •